[toc:ul]
Câu 1: Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?
Câu 2: Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?
Câu 3: Em hãy vẽ bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương thời Lý?
Câu 4: Quân đội nhà Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý?
CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nhà Lý thành lập như thế nào?
Câu 2: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?
Câu 3: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
Câu 1: Nhà Lý lại dời đô về Thăng Long vì:
Câu 2: Nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì nền giáo dục chưa phát triển để có điều kiện tuyển lựa nhân tài, nhà Lý tự mình thành lập, nên cần tập trung quyền lực để xây dựng và củng cố chính quyền của mình.
Câu 3: Bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương thời Lý:
Câu 4: Quân đội nhà Lý được tổ chức thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Gồm các binh chủng, thủy binh, kị binh và tượng binh.
=> Nhận xét: được tổ chức khá chu đáo, quy củ và hùng mạnh.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nhà Lý thành lập:
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, sau đó các đại thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
Câu 2: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương:
Câu 3: Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:
Câu 1: Nhà Lý lại dời đô về Thăng Long vì:
- Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển.
- Kinh đô Hoa Lư ( Ninh Bình) xa và hẻo lánh
- Trong khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn như:
Câu 2: Nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì 2 lý do sau:
- Thứ nhất, lúc đó nền giáo dục chưa phát triển để có điều kiện tuyển lựa nhân tài.
- Thứ hai, nhà Lý tự mình thành lập, nên cần tập trung quyền lực để xây dựng và củng cố chính quyền của mình.
=> Vì thế, nhà Lý giao những chức vụ quan trọng cho những người thân cận.
Câu 3: Bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương thời Lý được thể hiện như sau:
Câu 4: Quân đội nhà Lý được tổ chức:
- Tổ chức thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương
- Bao gồm các binh chủng, thủy binh, kị binh và tượng binh
- Vũ khí có giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá…
=> Kỉ luật rất nghiêm minh, được rèn luyện chu đáo.
* Nhận xét: Quân đội nhà Lý được tổ chức khá chu đáo, quy củ và hùng mạnh.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nhà Lý thành lập như sau:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời.
-> Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua.
=> Nhà Lý thành lập.
Câu 2: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương như sau:
- Cả nước được chia thành 24 lộ, phủ. Dưới lộ, phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.
- Đứng đầu nước là vua.
- Ban đầu, vua trực tiếp giữ quyền hành sắp xếp và sắp đặt quan lại, ban hành đạo luật xét xử, chỉ huy quân đội, tiếp sứ thần nước ngoài.
- Về sau vua giao bớt cho các đại thần, chỉ giữ quyền quyết định chung.
- Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.
Câu 3: Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:
- Ban hành bộ luật hình thư
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
- Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
- Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.
- Gả công chúa, ban chức tước cho tù trưởng. Trấn áp tù trưởng nổi loạn.
- Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.