Soạn lịch sử 7 bài 24 trang 116 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 24 trang 116 cực chất. Bài học: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII như thế nào?

Câu 2: Sự mục nát của chính quyền họ trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 3: Hãy kê tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài?

Câu 4: Em có nhận xét gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII

Câu 2: Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?

Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII rơi vào cảnh sa đọa nghiêm trọng: các chúa Trịnh chỉ lo ăn chơi, hội hè; quan lại, quân lích áp bức, bóc lột nhân dân, cậy thế hà hiếp dân chúng.

Câu 2: Sự mục nát của chính quyền họ trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lũ lụt, ruộng đất bị bọn cường hào, địa chủ, quan lại chiếm nông dân đói khổ, bỏ làng, xác người chết đói đầy đường mà nhà nước đánh thuế nặng nên công thương nghiệp sa sút.

Câu 3: Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài:

Thời gianLãnh đạoĐịa bàn hoạt độngKết quả
1737Nguyễn Dương HưngSơn TâyThất bại
1738 – 1770Lê Duy MậtThanh Hóa, Nghệ An
1740 – 1751Nguyễn Danh PhươngTam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang
1741 – 1751Nguyễn Hữu CầuĐồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa
1739 - 1769Hoàng Công ChấtSơn Nam, Tây Bắc

Câu 4: Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:  nổ ra liên tục, mạnh mẽ, cả miền xuôi lẫn miền ngược, quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ tích cực, gây khó khăn cho triều đình nhưng đều thất bại.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII:

  • Đời sống khó khăn, bị bóc lột nặng nề, nông dân bỏ làng mạc đi phiêu tán khắp nơi ngày càng đông.

=> Khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi.

Câu 2: Tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

  • Quyết liệt trong hơn 10 năm, với quy mô từ miền xuôi cho đến miền ngược nhưng diễn ra phân tán, riêng lẻ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất.

Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là:

  • Gây ra cho triều đình Trịnh – Lê nhiều tổn thất, khó khăn, cho thấy ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền, là cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII:

- Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) rơi vào cảnh sa đọa nghiêm trọng. 

- Vua Lê bất lực, các chúa Trịnh chỉ lo ăn chơi, hội hè,… 

- Quan lại nhân đó ra sức hoành hành, áp bức, bóc lột nhân dân, quân lính kiêu căng, cậy thế hà hiếp dân chúng.

=> Vì vậy đã khiến nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 2: Sự mục nát của chính quyền họ trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp:

- Mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra.

- Ruộng đất bị bọn cường hào, địa chủ, quan lại chiếm khiến nông dân rơi vào tình cảnh đói khổ

=> Nông dân bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn nganh đầy đường.

- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 3: Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài

Thời gianLãnh đạoĐịa bàn hoạt độngKết quả
1737Nguyễn Dương HưngSơn TâyThất bại
1738 – 1770Lê Duy MậtThanh Hóa, Nghệ An
1740 – 1751Nguyễn Danh PhươngTam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang
1741 – 1751Nguyễn Hữu CầuĐồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa
1739 - 1769Hoàng Công ChấtSơn Nam, Tây Bắc

Câu 4: Nhận xét về trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

- Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra liên tục, mạnh mẽ, cả miền xuôi lẫn miền ngược.

- Các cuộc khởi nghĩa đều được quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ rất tích cực

- Gây khó khăn cho triều đình Trịnh – Lê nhiều tổn thất.

- Các phong trào cuối cùng đều thất bại.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII:

- Đời sống nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khổ ngày càng khó khăn, bị bóc lột nặng nề bởi quý tộc, địa chủ.

- Tình hình nông dân bỏ làng mạc đi phiêu tán khắp nơi ngày càng đông.

- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi cả đồng bằng và vùng Thanh – Nghệ.

Câu 2: Tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

- Phong trào nổ ra quyết liệt trong hơn 10 năm.

- Tuy nhiên các phong trào diễn ra phân tán, riêng lẻ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất.

- Quy mô: rộng lớn từ miền xuôi cho đến miền ngược.

Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là:

- Phong trào đã gây ra cho triều đình Trịnh – Lê nhiều tổn thất, khó khăn.

- Tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền của nghĩa quân đã làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê – Trịnh.

- Qua đó chuẩn bị cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 24 cuc chat, soạn lịch sử 7 bài Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com