Soạn lịch sử 7 bài 25 phần 1 trang 119 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 25 phần 1 trang 119 cực chất. Bài học: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì nông dân và các tầng lớp khác?

Câu 2: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?

Câu 3: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả:

  • Khiến cuộc sống của nông dân nghèo ngày càng cơ cực, dẫn đến những cuộc nổi dậy, thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn.

Câu 2: Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII:

  • Nạn chiếm đoạt ruộng đất, chế độ thuế khóa, quan lại sống xa hoa, nội bộ chính quyền chia rẽ.
  • Cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, các tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. => Các cuộc nổi dậy.

Câu 3: Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

  • Xã hội vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực khiến nhân dân phẫn nộ. Còn nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. => Nhân dân hăng hái tham gia.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Nửa dau thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn mục nát. 

=> Điều này đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân dân cũng như các tầng lớp khác là:

* Đối với nông dân: 

- Cuộc sống của nông dân nghèo ngày càng cơ cực

- Sự oán hận của các tầng lớp bị trị ngày một chồng chất

=> Sự phẫn nội dẫn đến những cuộc nổi dậy.

* Đối với tầng lớp khác: 

- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn.

Câu 2: Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng thối nát, rối ren. Điều này được thể hiện thông qua:

- Nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ , chế độ thuế khóa phức tạp nặng nề.

- Quan lại sống xa hoa, nội bộ chính quyền chia rẽ.

=> Tiêu biều là quyền thần Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự mình lập chúa mới, giết hại những người chống lại.

- Cuộc sống nhân dân vốn đã khổ nay càng cơ cực hơn, sự oán hận của các tầng lớp bị trị ngày một chồng chất, dẫn đến những cuộc nổi dậy. 

- Các tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn.

Câu 3: Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

Xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. 

-> Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao

=> Họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

=> Tham gia vào nghĩa quân Tây Sơn để đánh đổ chính quyền nhà Nguyễn để giành lại quyền lợi cho mình.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 25 phan 1, soạn lịch sử 7 bài Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com