Soạn lịch sử 7 bài 9 trang 28 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 9 trang 28 cực chất. Bài học: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Việc nhà Đinh đặt tên nước  và không dùng  niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Câu 2: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

Câu 4: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương từ thời Tiền Lê?

Câu 5: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?

CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê?

Câu 2: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

CÂU HỎI PHẦN II

Câu 1: Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê?

Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

Câu 3: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên là người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.

Câu 2: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa: 

Nhân dân ta có cuộc sống độc lập và hòa bình, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước, chiến thắng kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

Câu 3: Các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua vì 

Là người có tài thao lược, có trí lớn, dũng cảm vô song, có lòng thương yêu binh sĩ và đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ, được lòng người quy phục.

Câu 4: Bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê:

Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

Câu 5:  Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống là Bảo vệ nền độc lập, đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù và thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê:

Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

Câu 2: Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy:

  • Đầu năm 981: quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đánh ta theo hai đường thủy (sông Bạch Đằng), bộ (Lạng Sơn).
  • Lê Hoàn cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền dịch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt cuối cùng quân thủy quân địch bị đánh lùi.
  • Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt, dịch tốn thất nặng quân ta thừa thắng tiêu diệt nhiều sinh lực địch. 
  • Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. 

=> Thắng lợi

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN II

Câu 1: Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê: Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục, Nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích 

=> Ngày càng ổn định và bước đầu phát triển do được sự quan tâm của nhà vua.

Câu 2: Nguyên nhân làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển:

  • Nông nghiệp: tổ chức lễ cày tịch điền, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
  • Thủ công nghiệp: mở rộng một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về, khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển.
  • Thương nghiệp: Tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi, buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt – Tống, mở mang đường sá, thống nhất tiền tệ.

Câu 3: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có thay đổi là:

  • Xuất hiện các tầng lớp nhà sư trong bộ máy thống trị, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.
  • Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa, lễ hội.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã nhằm:

- Khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng. 

- Khẳng định Nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là một nước phụ thuộc.

Câu 2: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa to lớn:

-Làm cho nhân dân ta có cuộc sống độc lập và hòa bình để lao động sản xuất

=> Từ đó thế nước hưng thịnh, ổn định. 

- Là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước, chiến thắng kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

Câu 3: Các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua vì những lý do sau:

- Ông là người tài giỏi:

  • Ông có tài thao lược
  • Là người có trí lớn, dũng cảm vô song
  • Còn là người có lòng thương yêu binh sĩ, được họ kính yêu sâu sắc.

- Bên cạnh đó lúc này ông cũng đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ, được lòng người quy phục.

Câu 4: Sơ đồ bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê được thể hiện:

Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống Tống  có ý nghĩa to lớn đối với nước ta:

- Cuộc kháng chiến đã bảo vệ nền độc lập, trọn vẹn lãnh thổ của đất nước

- Còn đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù.

- Cuối cùng là qua đó đã chứng tỏ ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

Câu 2: Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy:

- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta: 

  • Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
  • Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến:

  • Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền dịch.
  • Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng

=> Cuối cùng quân thủy quân địch bị đánh lùi.

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt, hơn nữa chúng không thể vừa kết hợp với quân thủy nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. 

- Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. 

- Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.

=> Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN II

Câu 1: Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê ngày càng ổn định và bước đầu phát triển:

- Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục.

- Nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích.

=> Nguyên nhân có được sự ổn định và phát triển đó là do:

- Có chính sách khuyến khích trong nông nghiệp của nhà vua

- Chú trọng công tác thủy lợi, có biện pháp khuyến nông…

Câu 2: Nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển vì nhà nước có những cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển:

* Trong nông nghiệp: 

- Tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày cấy đường đẻ khuyến khích nông dân sản xuất

- Khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

* Thủ công nghiệp: 

- Mở rộng một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. 

- Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển 

=> Sản phẩm không ngừng tăng lên về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

* Thương nghiệp: 

- Tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi, buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt – Tống

- Mở mang đường sá lưu thông

- Thống nhất tiền tệ….

Câu 3: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có thay đổi lớn: 

- Sự xuất hiện các tầng lớp nhà sư trong bộ máy thống trị

=> Chứng tỏ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.

- Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa phát triển, các lễ hội được tiếp tục phát huy. 

=> Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa Đại Cồ Việt.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 9 cuc chat, soạn lịch sử 7 bài Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê (sự phát triển kinh tế và văn hóa)

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net