Soạn lịch sử 7 bài 27 phần 1 trang 134 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 27 phần 1 trang 134 cực chất. Bài học: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Câu 2: Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng như thế nào ?

Câu 3: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?

Câu 4: Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn ?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào ?

Câu 2: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn ?

Câu 3: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

  • Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất ở kinh đô Phú Xuân. Vua trực tiếp điều hành mọi việc, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long), chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) và cũng cố quân đội.

Câu 2: Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng: giúp tăng thêm diện tích ruộng đất canh tác, giải quyết việc làm cho dân nghèo.

Câu 3: Diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong vì: lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

Câu 4: Việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn vì: không chú trọng việc sửa, đắp đê -> lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, Tài chính thiếu hụt, tham nhũng ->  việc đắp đê càng khó khăn.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng:  giúp cho diện tích đất canh tác tăng lên. Nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều phải lưu vong.

Câu 2: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn: không ngừng phát triển

  • Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước, hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán (gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã,..) và thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

Câu 3: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với những nước phương Tây:

  • Không cho người phương Tây mở cửa hàng, chỉ được ra vào một số cảng quy định.

=> Chính sách “ bế quan tỏa cảng”.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã thực hiện:

- Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất ở kinh đô Phú Xuân.

=> Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương.

- Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)

- Chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên)

- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.

Câu 2: Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng tích cực đối với nước ta:

- Đã giúp cho nước ta tăng thêm diện tích ruộng đất canh tác

- Bên cạnh đó cũng giải quyết được việc làm cho dân nghèo.

Câu 3: Diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong vì:

- Mặc dù vào thời Nguyễn, nhà vua đã có chính sách khai hoang đất đai, diện tích đất canh tác tăng thêm nhưng vẫn có tình trạng nông dân lưu vong

- Bởi vì ta thấy, lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất. 

=> Nhân dân không có đất đai canh tác, không có việc làm phải lưu vong khắp nơi.

Câu 4: Việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn vì:

- Nhà Nguyễn không chú trọng việc sửa, đắp đê

=> Vì thế lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Tài chính (thời Tự Đức) thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, tiền Nhà nước bỏ ra lại rơi vào túi tham quan. 

=> Việc đắp đê càng khó khăn

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng:

- Sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng thì các vua rất chú ý đến việc khai hoang. 

=> Điều đó đã giúp cho diện tích đất canh tác tăng lên.

- Tuy nhiên, ruộng đất bỏ hoang còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất.

=> Nhiều nông dân phải lưu vong.

Câu 2: Một số nhận xét về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn:

- Tình hình thủ công nghiệp ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.

- Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: 

  • Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
  • Đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội)
  • Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….

- Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

Câu 3: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với những nước phương Tây được thể hiện như sau:

- Đối với các nước phương Tây, mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. 

- Người phương Tây chỉ được ra vào một số cảng quy định. 

=> Như vậy, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 27 phan 1, soạn lịch sử 7 bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Tình hình chính trị kinh tế

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net