Soạn lịch sử 7 bài 19 phần 3 trang 89 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 19 phần 3 trang 89 cực chất. Bài học: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 cuối năm 1427) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động (qua lược đồ).

Câu 2: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2: Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động:

  • 10/1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan (số quân lên 10 vạn) -> ngày 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ ->  Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động 

=> 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 2: Tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:

  • 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta chia 2 đạo (Liễu Thăng chỉ huy, Quảng Tây vào Lạng Sơn; Mộc Thạnh chỉ huy, Vân Nam vào hà Giang) -> 8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng, Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm -> bị bắt sống tại Xương Giang.

=> Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng bại trận, rút quân chạy về nước.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Giải phóng Nghệ An (1424):  12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân, trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
  • Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425): 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa, vùng giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. => Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập, nghĩa quân vây hãm.
  • Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426): 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc, đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn => Quân Minh thủ, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
  • Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426): 10/1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan (số quân lên 10 vạn) -> 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực ở Cao Bộ ->  quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động  => 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.  => Ta vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
  • Trận Chi Lăng – Xương Giang (Tháng 10/1427): 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta chia 2 đạo (Liễu Thăng chỉ huy, Quảng Tây vào Lạng Sơn; Mộc Thạnh chỉ huy, Vân Nam vào hà Giang) -> 8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng, Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm, bị bắt sống tại Xương Giang. => Mộc Thạnh thấy biết Liễu Thăng bại trận, rút quân chạy về nước.

Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Lòng yêu nước, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta, tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân cùng với sự lãnh đạo tài giỏi, chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn của Lê Lợi, Nguyên Trãi.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:

  • Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
  • Đất nước giành lại được độc lập, tự chủ, Mở ra thời kì phát triển mới (thời Lê sơ).

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động:

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, => Nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.

=> Kết quả: 

- 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. 

- Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 2: Tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:

- 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta. Chúng chi là 2 đạo:

  • Đạo 1: Do Liễu Thăng chỉ huy, chúng tiến từ Quảng Tây vào Lạng Sơn
  • Đạo 2: Do Mộc Thạnh chỉ huy, chúng tiến từ Vân Nam vào hà Giang

- 8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm.

- Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.

- Lê Lợi sai người đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. 

- Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng bại trận, y khiếp đảm, hạ lệnh rút quân chạy về nước.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tóm tắt thông qua những cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1424 khi giải phóng Nghệ An đến trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427). Cụ thể từng trận như sau:

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424):

- Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.

- Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425):

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.

- Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. 

=> Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426):

- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc: 

  • Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. 
  • Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. 
  • Đạo thứ ba tiến thẳng vào Đông Quan.

- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. 

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan

=> Nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động.

=> Kết quả:

- 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. 

- Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

* Trận Chi Lăng – Xương Giang (Tháng 10 – 1427):

- Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

  • Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
  • Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). 

- Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Kết quả: Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công

=> Gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta.

- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyên Trãi.

- Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 19 phan 3, soạn lịch sử 7 bài Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 1427) - Phần III

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com