Soạn lịch sử 7 bài 18 trang 82 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 18 trang 82 cực chất. Bài học: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân minh đầu thế kỉ XV - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?

Câu 2: Hãy nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?

Câu 3: Hãy tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi?

Câu 4: Hãy trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Kháng?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ?

Câu 2: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Không phải là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần mà quân Minh kéo vào xâm lược nước ta. Vì đó chỉ là mượn cơ để quân Minh thực hiện âm mưu xâm lược.

Câu 2: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta là “tàn bạo, thâm độc”:

  • Buộc nhân dân ta phải bỏ những phong trào tập quán lâu đời.
  • Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, chính sách đồng hóa.

Câu 3: Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

  • Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng (đầu 1408)-> nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô, Nam Định (12/1408)  -> Sau đó, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Câu 4: Vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Kháng:

  • Trần Quy Khoáng lên ngôi vua hiệu Trùng Quang phát động khởi nghĩa (1409) -> Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu -> Sau đó cuộc khởi nghĩa thất bại (8/1413).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh:

- Nhà Trần: dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược cùng với kế sách "vườn không nhà trống".

- Nhà Hồ: chỉ chiến đấu đơn độc, không biết dựa vào nhân dân, tập hợp nhân dân, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh:

  • Nguyên nhân bùng nổ: nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng => đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.
  • Đặc điểm: các cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm, diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp => thất bại
  • Nguyên nhân thất bại: Thiếu liên kết, thiếu đường lối, nội bộ mâu thuẫn nên sức chiến đấu suy yếu => lần lượt bị đàn áp.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần là không đúng.

=> Bởi vì: Việc giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng chỉ là mượn cơ để quân Minh thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.

Câu 2: Nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta như sau:

- Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc. 

- Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong trào tập quán lâu đời của người Việt

- Chúng thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa. 

- Tội ác và chính sách thâm độc có được Nguyễn Trãi viết trong bình ngô đại cáo như sau:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội 

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”.

Câu 3: Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi theo mạch diễn biến sau:

- Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Trần Ngỗi là con vua Trần, tháng 10/1407 tự xưng là Giản Định Hoàng đế.

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- 12/1408, nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô (Nam Định)

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân

=> Dẫn đến cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Câu 4: Vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Kháng như sau:

- Năm 1409, Trần Quy Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Đến tháng 8/1413, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có sự khác nhau là

* Đối với nhà Trần:

- Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc.

=> Thể hiện qua việc Vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.

- Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh

=> Vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

* Đối với nhà Hồ: 

- Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc

- Bên cạnh đó, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh như sau:

* Nguyên nhân bùng nổ:

- Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã gây ra những tổn thất, tội ác nặng nề cho đất nước:

  • Sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc.
  • Đất nước bị tàn phá, lạc hậu.
  • Nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

- Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

=> Với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

* Đặc điểm: 

- Phong trào khởi nghĩa chống Minh đầu thế kỉ XV đã nổ ra sớm

- Các cuộc khởi nghĩa đều diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, vì thế đều thất bại.

* Nguyên nhân thất bại: 

- Thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung

- Thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn

- Nội bộ những người lãnh đọa có mâu thuẫn

=> Làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 18 cuc chat, soạn lịch sử 7 bài Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân minh đầu thế kỉ XV

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com