Giải lịch sử 7 bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân minh đầu thế kỉ XV

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ

  • 11/1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân và hàng chục vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm hai cánh tràn bào biên giới nước ta.
  • Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải rút lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng) và cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì – Hà Nội).
  • Cuối 1/1407, quân Minh chiếm thành Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô ( Thanh Hóa).
  • Tháng 4/1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Qúy Ly bị bắt vào tháng 6/1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.

2. Chính sách cai trị của nhà Minh

  • Về chính trị: Xoa bỏ quốc hiệu nước ta, sát nhập vào Trung Quốc
  • Về kinh tế: Đặt ra nhiều thứ thuế, vơ vét của cải
  • Về văn hóa: Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân

=>Cai trị thâm độc tàn bạo.

3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần

a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409):

  • 10/1407, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế
  • 12/1408, nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô (Nam Định)
  • 1409, giết hịa hai tướng Đặng Tuất và Nguyễn Cảnh Chân =>cuộc khởi nghĩa thất bại.

b. Khởi nghĩa Trần Qúy Khoáng (1409 – 1414):

  • Năm 1409, Trần Quy Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.
  • Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
  • Tháng 8/1413, cuộc khởi nghĩa thất bại.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ....

Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?

Trả lời:

Không phải là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần mà quân Minh kéo vào xâm lược nước ta. Việc giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng chỉ là mượn cơ để quân Minh thực hiện âm mưu xâm lược.

Câu 2: Hãy nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?

Trả lời:

Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong trào tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa. Tội ác và chính sách thâm độc có được Nguyễn Trãi viết trong bình ngô đại cáo như sau:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội 

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”.

Câu 3: Hãy tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi?

Trả lời:

  • Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
  • Trần Ngỗi là con vua Trần, tháng 10/1407 tự xưng là Giản Định Hoàng đế.
  • Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.
  • 12/1408, nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô (Nam Định)
  • Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Câu 4: Hãy trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Kháng?

Trả lời:

Vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Kháng:

  • Năm 1409, Trần Quy Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.
  • Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
  • Tháng 8/1413, cuộc khởi nghĩa thất bại.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược....

Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ?

Trả lời:

  • Nhà Trần:
    • Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.
    • Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.
  • Nhà Hồ: Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.

Câu 2: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân...

Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh.

Trả lời:

  • Nguyên nhân bùng nổ:
    • Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khuungr hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.
    • Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.
  • Đặc điểm: Phong trào khởi nghĩa chống Minh đầu thế kỉ XV đã nổ ra sớm, các cuộc khởi nghĩa đều diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, vì thế đều thất bại.
  • Nguyên nhân thất bại: Thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đọa có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com