Giải lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền Tình hình chính trị, xã hội

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền Tình hình chính trị, xã hội - trang 105 lịch sử lớp 7. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền Tình hình chính trị, xã hội nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

I. Tình hình chính trị, xã hội

1. Triều đình nhà Lê

  • Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.
    • Vua ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
    • Nội bộ triều đình chia bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực.

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân

a. Nguyên nhân

  • Đời sống nhân dân cực khổ, lâm vào cảnh khốn cùng.
  • Mâu thuẫn:
    • Nông dân > < địa chủ
    • Nhân dân > < nhà nước phong kiến.

=>Phong trào khởi nghĩa bùng nổ.

b. Các cuộc khởi nghĩa:

  • Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều hơn trong nước. Ở trong nước khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây (Hà Tây), khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An, Thanh Hóa…
  • Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).

c. Kết quả, ý nghĩa:

  • Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại nhưng đã góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Sau một thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê Sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân.  Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau. Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. Đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.

=>Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (Từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương.

Câu 2: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

  • Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
  • Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
  • Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

  • Triều đình rối loạn, vua quan ăn chơi, bỏ mặc nhân dân, không quan tâm đến đời sống của nhân dân.
  • Kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra -> đời sống nhân dân cực khổ.
  • Xã hội xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa : Nông dân với địa chủ, nhân dân với nhà nước phong kiến.

=> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI diễn ra đều bị đàn áp, tuy nhiên lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.

Phong trào nổ ra biểu hiện sự suy yếu của triều đình nhà Lê, biểu hiện mâu thuẫn xã hội sâu sắc, sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân. Tuy thất bại, nhưng các cuộc khởi nghĩa đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com