Giải lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa (sinh hoạt xã hội và văn hóa)

CHƯƠNG II: HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Những thay đổi về mặt xã hội

  • Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống thị, một số quan lại, một số dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
  • Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã, họ phải làm đủ và nộp tô cho địa chủ, một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.
  • Những người làm nghề thủ công, buôn bán sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và nghĩa vụ với nhà vua.
  • Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

  • Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
  • Năm 1076 mở Quốc Tử giám, nhà nước quan tâm giáo dục, thi cử.

b. Văn hóa

  • Văn học chữ Hán được phát triển.
  • Các vua Lý rất sùng đạo phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông.
  • Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc… phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Hãy nêu các tầng lớp cư dân và đời sống trong xã hội thời Lý.

Trả lời:

  • Vua quan: Bộ phận chính trong giai cấp thống trị, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi .
  • Địa chủ : quan lại, hoàng tử, công chúa,một số thường dân có nhiều ruộng đất.
  • Nông dân: chiếm đa số, họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột nặng nề.
  • Những người làm nghề thủ công, buôn bán: họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua.
  • Nô tì là tù binh hoặc nhưng người vị tội nặng, nợ nần hoặc bán thân, họ phải phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.

Câu 2: Em hãy nêu vị trí của đạo Phật ở thời Lý.

Trả lời:

Đạo Phật thời Lý rất được coi trọng, hầu hết các vua thời Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều sùng đạo Phật. Vì thế ở kinh đô cũng như các địa phương, chùa chiền được xây dựng ngày càng nhiều. Các vua nhà Lý đều trọng dụng nhà sư tham gia cào việc nước.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh – Tiền Lê ?

Trả lời:

Nội dung so sánhNhà LýNhà Đinh – Tiền Lê
Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

- Bộ máy thống trị : vua , quan văn, quan võ và một số nhà sư.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một ít địa chủ, nô tì.

- Nông dân chủ yếu là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

Câu 2: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý.

Trả lời:

  • Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng: các công trình kiến trúc và điêu khắc đặc sắc thể hiện trình độ, tài năng của các nghệ nhân đương thời. Ngoài ra, loại hình nghệ thuật ca hát (hát chèo) được phổ biến, nhất là trong cac ngày lễ hội, người ta tổ chức múa hát, diễn lại trận đánh của Thánh Gióng, Hai Bà Trưng...
  • Những lời ca tiếng hát sau nhiều ngày lao động mệt nhọc có tác dụng cổ vũ rất lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân lúc bấy giờ.
  • Như vậy, nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng biệt của dân tộc.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com