Giải lịch sử 7 bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê (tình hình chính trị, quân sự)

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê (tình hình chính trị, quân sự) - trang 28 lịch sử lớp 7. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 7 bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê (tình hình chính trị, quân sự) nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Nhà Đinh xây dựng đất nước.

  • Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
  • Năm 970 vua Đinh đặt niên hiệu riêng là Thái Bình.
  • Phong vương cho con, cử tướng lĩnh nằm giữ chức vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

  • Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại.
  • Nội bộ triều đình lục đục
  • Nhân cơ hội, nhà Tống lăm le xâm lược.
  • Năm 980, Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua.
  • Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Tiền Lê.
  • Quân đội gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

a. Hoàn cảnh

  • Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn, quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

b. Diễn biến:

  • Quân địch do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường thủy và bộ.
  • Ta diệt cánh quân bộ ở biên giới phía Bắc thắng lợi, phá tan cánh quân thủy ở sông Bạch Đằng.

c. Ý nghĩa:

  • Bảo vệ nền độc lập của đất nước
  • Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù
  • Chứng tỏ ý chí quyết tâm của nhân dân ta.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Việc nhà Đinh đặt tên nước  và không dùng  niên hiệu của hoàng đế...

Việc nhà Đinh đặt tên nước  và không dùng  niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc nhà Đinh đặt tên nước  và không dùng  niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã nhằm khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng. Nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là một nước phụ thuộc.

Câu 2: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) đã làm cho nhân dân ta có cuộc sống độc lập và hòa bình để lao động sản xuất, thế nước hưng thịnh. Đó là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước, chiến thắng kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

Câu 3: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

Trả lời:

Lê Hoàn được các tướng lĩnh suy tôn lên làm vua là bởi vì: ông là người có tài thao lược, có trí lớn, dũng cảm vô song, có lòng thương yêu binh sĩ, được họ kính yêu sâu sắc.

Lúc này ông đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ, được lòng người quy phục.

Câu 4: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương từ thời Tiền Lê?

Trả lời:

Bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê:

Câu 5: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống Tống  có ý nghĩa:

  • Bảo vệ nền độc lập của đất nước
  • Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù
  • Chứng tỏ ý chí quyết tâm của nhân dân ta.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nhà Đinh làm những gì để xây dựng đất nước?

Trả lời:

  • Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
  • Năm 970 vua Đinh đặt niên hiệu riêng là Thái Bình.
  • Phong vương cho con, cử tướng lĩnh nằm giữ chức vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.

Câu 2: Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê?

Trả lời:

 

Câu 3: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống....

Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

Trả lời:

  • Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.
  • Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền dịch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy quân địch bị đánh lùi.
  • Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệ, hơn nữa chúng không thể vừa kết hợp với quân thủy nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com