[toc:ul]
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
1. Tình hình chính trị
a. Chính quyền phong kiến
- Vua: Là cái bóng mờ trong cung cấm
- Chúa: Sa đọa, phung phí tiền của
- Quan lại, binh lính: Hoành hành, đục khoét nhân dân.
=> Mục nát mực độ
b. Hậu quả:
- Kinh tế: Sa sút
- Đời sống nhân dân: Lâm vào cảnh khốn cùng
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
a. Khái quát chung
- Nguyên nhân: Chính quyền suy yếu, bóc lột nhân dân
- Mục đích: Chống lại chính quyền phong kiến
- Thời gian: 30 năm giữa thế kỉ XVIII
- Lực lượng: Chủ yếu là nông dân
- Phạm vi: Khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh, Nghệ.
b. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Thời gian | Lãnh đạo | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
1737 | Nguyễn Dương Hưng | Sơn Tây | Thất bại |
1738 – 1770 | Lê Duy Mật | Thanh Hóa, Nghệ An |
1740 – 1751 | Nguyễn Danh Phương | Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang |
1741 – 1751 | Nguyễn Hữu Cầu | Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa |
1739 - 1769 | Hoàng Công Chất | Sơn Nam, Tây Bắc |
c. Ý nghĩa:
- Với nông dân: Khẳng định sức mạnh, quyết tâm chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
- Với chính quyền phong kiến: Làm nghiêng ngả nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII như thế nào?
Trả lời:
Ở thế kỉ XVIII, chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) rơi vào cảnh sa đọa nghiêm trọng. Vua Lê bất lực, các chúa Trịnh chỉ lo ăn chơi, hội hè,… Quan lại nhân đó ra sức hoành hành, áp bức, bóc lột nhân dân, quân lính kiêu căng, cậy thế hà hiếp dân chúng.
Câu 2: Sự mục nát của chính quyền họ trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời:
Sự mục nát của chính quyền họ trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp:
- Mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra, ruộng đất bị bọn cường hào, địa chủ, quan lại chiếm khiến nông dân rơi vào tình cảnh đói khổ, bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn nganh đầy đường.
- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
=>Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
Câu 3: Hãy kê tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài?
Trả lời:
Thời gian | Lãnh đạo | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
1737 | Nguyễn Dương Hưng | Sơn Tây | Thất bại |
1738 – 1770 | Lê Duy Mật | Thanh Hóa, Nghệ An |
1740 – 1751 | Nguyễn Danh Phương | Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang |
1741 – 1751 | Nguyễn Hữu Cầu | Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa |
1739 - 1769 | Hoàng Công Chất | Sơn Nam, Tây Bắc |
Câu 4: Em có nhận xét gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
Trả lời:
Phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:
- Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra liên tục, mạnh mẽ, cả miền xuôi lẫn miền ngược.
- Các cuộc khởi nghĩa đều được quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ rất tích cực, gây khó khăn cho triều đình Trịnh – Lê nhiều tổn thất.
- Các phong trào cuối cùng đều thất bại.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau....
Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII
Trả lời:
Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII:
- Đời sống nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khổ ngày càng khó khăn, bị bóc lột nặng nề bởi quý tộc, địa chủ.
- Tình hình nông dân bỏ làng mạc đi phiêu tán khắp nơi ngày càng đông.
- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi cả đồng bằng và vùng Thanh – Nghệ.
Câu 2: Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài....
Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
Trả lời:
Tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:
- Tính chất của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII: Phong trào nổ ra quyết liệt trong hơn 10 năm, diễn ra phân tán, riêng lẻ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất.
- Quy mô: rộng lớn từ miền xuôi cho đến miền ngược.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài?
Trả lời:
Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là:
- Phong trào đã gây ra cho triều đình Trịnh – Lê nhiều tổn thất, khó khăn.
- Tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền của nghĩa quân đã làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê – Trịnh, chuẩn bị cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn.