Giải lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) - Giai đoạn thứ nhất 1075

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) - Giai đoạn thứ nhất 1075 - trang 38 lịch sử lớp 7. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) - Giai đoạn thứ nhất 1075 nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

  • Hoàn cảnh nhà Tống:
    • Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lâm vào khủng hoảng
    • Nhân dân đói khổ, biên cương thường xuyên bị hai nước Liêu  - Hạ quấy nhiễu.

=>Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn.

  • Âm mưu:
    • Kích động Chăm – pa đánh lên
    • Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

  • Hoàn cảnh:
    • Nhà Tống chuẩn bị xâm lược
    • Lý Thường Kiệt chủ động tấn công để tự vệ:
  • Diễn biến:
    • Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống theo hai đường
    • Đường thủy: Tông Đản, Thân Cảnh Phúc => Đánh Ung Châu
    • Đường bộ: Lý Thường Kiệt => Đánh Khâm Châu, Liêm Châu và phối hợp đánh Ung Châu.
  • Kết quả: Thắng lợi sau 42 ngày đêm, tướng giặc tự tử.
  • Ý nghĩa:
    • Đẩy giặc vào thế bị động
    • Tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước, nhà Tống muốn dùng chiến công (nếu chiếm được Đại Việt) đế trấn áp phe đối lập trong triều, hai nước biên cương phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước.

Câu 2: Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?

Trả lời:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.

Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.

Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm dành lại thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược => đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược.

Câu 3: Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt?

Trả lời:

  • Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước.
  • Nhà Tống muốn dùng chiến công để trấp áp phe đối lập trong triều, lai nước biên cương ở phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc đổi với nhân dân trong nước.

Câu 2: Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống?

Trả lời:

Nhà Lý đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống:

  • Cử Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy.
  • Tăng cường lực lượng quốc phòng, quân đội tập luyện ngày đêm.
  • Các tù trưởng đánh trả các cuộc quấy phá, dụ dỗ của nhà Tống.
  • Ở phía Nam, đánh bại ý đồ tấn công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net