Giải lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - trang 23 lịch sử lớp 7. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.

  • Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển   chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .
  • Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

2. Nhà nước phong kiến

Những đặc điểm cơ bảnXHPK phương ĐôngXHPK phương Tây
Cơ sở kinh tếNông nghiệp nông thôn, do địa chủ giữ ruộng đấtNông nghiệp lãnh chúa, do lãnh chúa giữ ruộng đất
Các giai cấp cơ bảnĐịa chủ, nông dân, lĩnh canhLãnh chúa, nông nô
Phương thức bóc lộtBằng địa tôBằng địa tô

3.  Nhà nước phong kiến

  • Chế độ quân chủ  nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
  • Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .
    • Ở  phương Đông  vua chuyên chế tăng thêm quyền lực  - tập quyền   ngay từ đầu .
    • Ở phương Tây  từ phân quyền đến tập quyền .

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được....

Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?

Trả lời:

Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ:

  • Xã hội phong kiến ở phương Đông được hình thành từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X.
  • Xã hội phong kiến phương Tây được hình thành từ thế kỉ V đến thế kỉ X.

=>Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến sớm hơn so với các nước phương Tây.

Câu 2: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

Trả lời:

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

  • Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kén trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (phương Tây ).
  • Ruộng đất chủ yếu ở trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

Câu 3: Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa....

Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Trả lời:

Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản:

  • Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
  • Ở phương Tây: Lãnh chúa và nông nô.

Quan hệ giữa các giai cấp:

Địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau.

Ở phương Đông:

  • Nông dân lĩnh canh nhận ruộng của địa chủ, họ phải nộp phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.
  • Địa chủ không có quyền đặt ra các loại thuế, không là người đứng đầu cơ quan pháp luật. Tất cả những việc này đều do vua – người đứng đầu nhà nước chuyên chế quyết định.

Ở phương Tây:

  • Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa, nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo. Nông nô phải nộp thuế tô rất nặng nề, có khi tới ½ sản phẩm thu được, nông nô vừa làm ruộng, vừa làm thêm mọt số nghề thủ công.
  • Lãnh chúa có quyền lực tối cao về ruộng đất, có quyền đặt ra các loại tô thuế và đặt mức tô thuế. Lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về mặt tinh thần. 
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com