[toc:ul]
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn....
Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?
Trả lời:
- Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ ; mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
- Khó khăn : thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của Cam – pu – chia....
Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của Cam – pu – chia đến giữa thế kỉ XIX?
Trả lời:
Thời gian | Các giai đoạn lịch sử lớn |
Thế kỉ VI - thể kỉ IX | Người Khơ-me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp. |
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV | Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co |
Thế kỉ XV - 1863 | Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái |
Năm 1863 | Thực dân Pháp xâm lược Cam -pu-chia |
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào?
Trả lời:
Hiện nay, khu vực Đông Nam Á gồm có 11 nước. Đó là: Việt Nam, Lào, Cam –pu-chia, Thái Lan, Mi – an-ma, Ma- lai- xi – a, Xin – ga –po, In – đô- nê- xi- a, Phi – lip –pin, Brunay và Đông Ti –mo.
Câu 2: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn khu vực Đông Nam Á....
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?
Câu 3: Sự phát triển của vương quốc Cam –pu – chia thời Ăng – co được....
Sự phát triển của vương quốc Cam –pu – chia thời Ăng – co được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Thời kì Ăng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện : nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).
Câu 4: Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang?
Trả lời:
Các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang:
Chính sách đối nội:
- Các vua Lan Xang củng cố đất nước, chia đất nước thành các mường, đặt uan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
Chính sách đối ngoại:
- Luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như: Cam –pu – chia và Đại Việt.
- Kiên quyết chiến đấu chống sự xâm lược của Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.