Giải lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - trang 131 lịch sử lớp 7. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc

a. Kinh tế.

  • Nông nghiệp:
    • Ban hành chiếu khuyến nông
    • Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.
  • Công thương nghiệp:
    • Phục hồi, mở rộng các làng nghề thủ công
    • Mở cửa ải, thông chợ búa trong nước.
    • Giảm thuế.

=>Tác dụng:

  • Hàng hóa được lưu thông…
  • Công thương nghiệp được phục hồi

b. Văn hóa, giáo dục.

  • Ban hành Chiếu lập học.
  • Lấy chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước
  • Lập Viện sùng chính để dịch sách...

=>Thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc.

2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao

a. Âm mưu của kẻ thù

  • Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động.
  • Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp.

b. Chủ trương của Quang Trung:

  • Quốc phòng:
    • Thi hành chế độ quân địch
    • Củng cố quân đội về mọi mặt
    • Chế tạo chiến thuyền lớn…
  • Ngoại giao: Quan hệ mềm dẻo với nhà Thanh nhưng cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia => Nâng cao uy tín, vị thế của Quang trung và Đại Việt.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp....

Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp được phát triển?

Trả lời:

“mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp được phát triển vì:

Mở cửa ải là để buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.

Thông chợ búa để nhân dân trong nước trao đổi sản phẩm của mình làm ra, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Khi buôn bán trong và ngoài nước phát triển sẽ tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển (hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm ngày càng cao). Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Câu 2: Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?

Trả lời:

Theo Quang Trung: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.

Như vậy, thông qua chiếu lập học nói lên hoài bão của Quang Trung là coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân tài để đóng góp xây dựng cho đất nước.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế,...

 Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?

Trả lời:

Để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc, vua Quang Trung đã có những chính sách:

Về kinh tế:

  • Nông nghiệp:
    • Ban hành chiêu khuyến nông
    • Giảm tô thuế

=>Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.

  • Công thương nghiệp:
    • Giảm thuế
    • Mở cửa ải thông thương chợ búa khiến cho hàng hóa không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.

=>Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

Về văn hóa

  • Ban bố Chiếu lập học.
  • Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.
  • Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

Câu 2: Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Đường lối ngoại giao của Quang Trung là:

  • Đối với nhà Thanh thì mềm dẻo nhưng kiên quyết
  • Tiêt diệt nội phản.

Ý nghĩa của đường lối này nhằm:

  • Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
  • Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

Câu 3: Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung

Trả lời:

Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

  • Năm 1771 : Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
  • Năm 1775 : Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
  • Năm 1777 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
  • Năm 1782 : Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn Ánh đại bại.
  • Năm 1783 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.
  • Năm 1785 : Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
  • Năm 1786 : Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
  • Ngày 22/12/1788 : Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
  • Năm 1789 : Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
  • Từ 1789 đến 1792 : Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
  • Ngày 15/9/1792 : Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com