Soạn lịch sử 7 bài 23 phần 1 trang 109 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 23 phần 1 trang 109 cực chất. Bài học: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?

Câu 2: 

  • Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?
  • Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Câu 3: Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.

Câu 4: Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào ?

Câu 2: Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển

Câu 3: Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

  • Người dân bỏ làng quê đi phiêu tán khắp nơi, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập khiến cho sản xuất nông nghiệp không thể phát triển được.

Câu 2: Phủ Gia Định gồm có hai dinh: Dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước ngày nay) và dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh ngày nay).

Để phát triển nông nghiệp ở đàng trong, chúa Nguyễn đã:

  • Tổ chức di dân khai hoang ruộng đất, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp, chiêu tập dân lưu vong Thuận Hóa, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê làm ăn.

Câu 3: Những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay: Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế, Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam, Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây)…

Câu 4: Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong vì: lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII

=> Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII:

  • Nông Nghiệp: ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang, Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán, bỏ hoang, mất mùa, đói kém. => dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
  • Thủ công nghiệp: xuất hiện thêm nhiều làng thủ công từ thế kỉ XVII.
  • Thương nghiệp: Buôn bán phát triển, nhất là vùng đồng bằng và ven biển, xuất hiện thêm một số đô thị. Bên cạnh đó các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí, về sau thi hành chính sách hạn chế ngoại thương => từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Câu 2: Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển vì:

Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, khí hậu thuận lợi và có những biện pháp tích cực khác để phát triển nông nghiệp.

=> nhất là vùng Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long)

Câu 3: Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị để giúp cho quá trình buôn bán trở nên tấp nập hơn => hình thành nên nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì (Thăng Long) ngày càng phồn vinh.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân là:

Cường hào lấy ruộng công ( ruộng nhân dân được cấp để sản xuất) cầm bán 

=> Khiến cho người dân mấy ruộng phải bỏ làng quê đi phiêu tán khắp nơi. 

- Nông dân không có ruộng làm, bọn có ruộng lại để ruộng hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập.

=> Sản xuất nông nghiệp không thể phát triển được.

Câu 2: Phủ Gia Định:

* Phủ Gia Định gồm có hai dinh: Dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn.

- Dinh Trấn Phiên gồm những tỉnh: 

  • Đồng Nai
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Bình Dương
  • Bình Phước

- Dinh Phiến Trấn gồm: 

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Long An
  • Tây Ninh 

* Để phát triển nông nghiệp ở đàng trong, chúa Nguyễn đã:

- Tổ chức di dân khai hoang ruộng đất, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

Ở Thuận Hóa năm 1711, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích - họ trở về quê làm ăn.

=> Kết quả: Năm 1776, số dân đinh tăng lên 126.857 suất và số ruộng đất tăng lên 265.507 mẫu.

Câu 3: Ở nước ta thời xa xưa đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề thủ công có tiếng. Ta có thể kể đến một số cái tên như:

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)

- Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế

- Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.

- Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây)…

 Câu 4: Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong bởi những lý do sau:

- Vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng. 

=> Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong.

- Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. 

- Ở đây, họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê… và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi…

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

- Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công.

- Có nhiều làng thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. 

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. 

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. 

- Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương

=> Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Câu 2: Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ.

- Năng suất lúa rất cao nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Ngoài ra, Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực khác để phát triển nông nghiệp.

Câu 3: Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị vì:

- Vào thế kỉ XVII, sự phát triển của công thương nghiệp đã giúp cho quá trình buôn bán trở nên tấp nập hơn. 

- Nhiều thương nhân nhà buôn, nhu cầu mua bán tăng nhiều.

=> Từ đó hình thành nên nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì (Thăng Long) ngày càng phồn vinh.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 23 phan 1, soạn lịch sử 7 bài Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net