Soạn lịch sử 7 bài 14 trang 55 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 13 trang 55 cực chất. Bài học: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần I: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Câu hỏi giữa bài phần I

Câu 1: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Câu 2: Vì sao quân Mông Cổ đẩy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Câu hỏi cuối phần I

Câu 1: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?

Câu 2: Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?

Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên ( 1258)

Câu hỏi giữa bài phần II

Câu 1: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt ?

Câu 2: Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?

Câu 3: Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần ?

Câu 4: Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?

Câu hỏi cuối phần II

Câu 1: Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?

Câu 2: Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai?

Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

Câu hỏi giữa bài phần III

Câu 1: Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?

Câu 2: Hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.

Câu 3: Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân nguyên như thế nào?

Câu 4: Em hãy nêu ý nghĩa của của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?

Câu hỏi cuối phần III

Câu 1: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?

Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần I: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần I

Câu 1: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đíchchiếm đóng, thiết lập ách đô hộ, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía nam thôn tính toàn bộ Trung Quốc.

Câu 2: Quân Mông Cổ đẩy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại vì quân ta có ý chí kiên quyết, đoàn kết và quân ta thực hiện chiến lược” vườn không nhà trống” tận dụng thời cơ để mở cuộc phản công.

Trả lời câu hỏi cuối phần I

Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ:

   Tháng 1 – 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt theo đường sông Thao -> Bạch Hạc (Phú Thọ) -> Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành điên cuồng tàn phá vì không một bóng người và không lương thực. Bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần. Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 -2- 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước.  -> Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần I kết thúc thắng lợi.

Câu 2: Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất là 

  • Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần : "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". 
  • Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục.
  • Trần ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, luyện tập bình khi hay tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược.

Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên ( 1258)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần II

Câu 1: Mục đích đánh Cham –pa và Đại Việt của Hốt Tất Liệt là để mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác. Để phối hợp thực hiện kế hoạch “ gọng kìm” bao vây tiêu diệt quân ta thì Nhà Nguyên đánh Cham –pa trước.

Câu 2: Hội nghị Diên Hồng có tác dụng đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến: 

  • Động viên đánh giặc, tích cực sản xuất thêm nhiều lương thảo, phục vụ cho kháng chiến.
  • Thực hiện quyết tâm đánh để tiêu diệt kẻ thù xâm lược.

Câu 3: Sự kiện thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần:

Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, câu trả lời đồng thanh của các bậc phụ lão “Nên đánh” (Hội nghị Diên Hồng) hay Chữ “ Sát thát” đều thích trên cánh tay các quân sĩ.

Câu 4: Nhận xét về kết quả của cuộc kháng chiến: 

Thực hiện “ vườn không, nhà trống” để quân Nguyên gặp nhiều khó khăn về lương thả.

=> Quân ta đã chóp thời cơ nhà Trần mở cuộc phản công (5/1258) giành thắng lợi, đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên. Đất nước sạch bóng quân thù.

Trả lời câu hỏi cuối phần II

Câu 1: Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã cung cấp kinh tế hùng hậu cho cuộc kháng chiến, các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình, nhờ đó đã nhanh chóng giành thắng lợi.

Câu 2: Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai là:

  • Thực hiện chủ trương “ vườn không, nhà trống”, tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược.
  • Vừa cản bước tiến của giặc, vừa rút lui bảo toàn lực lượng. -> khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc.

Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

Câu 1: Một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba là 

  • Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, để tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.
  • Nhà Nguyên huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng, sử dụng hàng trăm chiếc thuyền cùng một đoàn thuyền chở lương thực để dồn lực lượng đánh bại Đại Việt.

Câu 2: Diễn biến trận Vân Đồn:

  • Ô Mã Nhi tiến về hội quân ở Vạn Kiếp mặc dù được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ.
  • Trần Khánh Dư bố trí một trận mai phục, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. 

=> Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

Câu 3: Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình thế khó khăn, bị động, Thoát Hoan bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng => Buộc phải rút quân về nước.

Câu 4: Ý nghĩa của của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288:

  • Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – nguyên, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt.
  • Bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

Trả lời câu hỏi cuối phần III

Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên:

  Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long, ta thực hiện “vườn không nhà trống” -> Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn, Thoát Hoan rút quân về nước những ta mở cuộc phản công, tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

  Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công, -> quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt. Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây (Trung Quốc) cũng bị truy kích và tiêu diệt. 

-> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba:

- Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động rút lui bảo toàn lực lượng, thực hiện “ vườn không, nhà trống”, chờ thời cơ tấn công.

- Khác nhau: 

  • Lần hai: Vừa cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công.
  • Lần ba: Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực, quân Nguyên không có lương thực nuôi quân để dồn chúng vào thế khó, chủ dộng bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần I: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần I

Câu 1: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích:

- Nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông Cổ đối với Đại Việt

- Dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía nam, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.

Câu 2: Quân Mông Cổ đẩy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại vì hai lí do:

- Thứ nhất, quân Mông Cổ tuy mạnh nhưng quân ta có ý chí kiên quyết, đoàn kết

- Thứ hai, quân ta thực hiện chiến lược” vườn không nhà trống” biết tận dụng thời cơ ta mở cuộc phản công. Nên cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.

Trả lời câu hỏi cuối phần I

Câu 1: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ như sau:

- Tháng 1 – 1258: Ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. 

- Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". 

- Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. -> Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. 

=> Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. 

- Ngày 29 -2- 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. 

=> Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Câu 2: Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất:

- Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần : "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

- Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục.

- Khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược,vua Trần ban lệnh cả nước chuẩn bị:

  • Sắm sửa vũ khí
  • Các đội dân binh được thành lập
  • Ngày đêm luyện tập quân sự....

Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1258)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần II

Câu 1: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích:

- Mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ của mình 

=> Thực hiện thôn tính các nước khác.

* Nhà Nguyên đánh Cham –pa trước là để: Phối hợp thực hiện kế hoạch “ gọng kìm” bao vây tiêu diệt quân ta (phía Bắc đánh xuống và phía Nam đánh lên)

=> Nhanh chóng đánh bại Đại Việt.

Câu 2: Hội nghị Diên Hồng có tác dụng đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến là:

* Hội nghị Diên Hồng với thành phần dự họp gồm những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước. 

* Mục đích của hội nghị là:

- Bàn kế hoạch đánh giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão. 

=> Điều này chứng tỏ nhà Trần rất tôn trọng ý kiến của các bậc phụ lão. 

- Hội nghị có tác dụng động viên trai tráng hăng hái lên đường đánh giặc, nhân dân tích cực sản xuất thêm nhiều lương thảo, phục vụ cho kháng chiến

=> Thể hiện quyết tâm trên dưới một lòng, triệu người như một, cùng quyết tâm đánh để tiêu diệt kẻ thù xâm lược.

Câu 3: Sự kiện thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần:

- Hình ảnh Trần Quốc Toản căm thù giặc, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay biết.

- Câu trả lời đồng thanh khi vua Trần hỏi các bậc phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng nên đánh hay nên hòa, mọi người đồng thanh trả lời: “ Nên đánh”.

- Chữ “ Sát thát” (giết giặc Mông Cổ) đều thích trên cánh tay các quân sĩ.

Câu 4: Nhận xét về kết quả của cuộc kháng chiến:

* Quân địch:

- Địch sử dụng một lực lượng rất lớn gồm 50 vạn quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó

- Phối hợp đánh từ hai mặt phái Bắc đánh xuống phía Nam đánh tư Cham – pa đánh lên, tạo thành thế “gọng kìm” bao vây, tiêu diệt quân ta, với quyết tâm cao hòng chiếm được Đại Việt.

* Nhà Trần thực hiện chủ trương: 

- Vừa cản giặc vừa rút quân, tránh thế mạnh ban đầu của địch để bảo toàn lực lượng, thực hiện “ vườn không, nhà trống” để quân Nguyên gặp nhiều khó khăn về lương thảo.

- Chớp thời cơ nhà Trần mở cuộc phản công (5/1258) giành thắng lợi, đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên. 

=> Đất nước sạch bóng quân thù.

Trả lời câu hỏi cuối phần II

Câu 1: Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng là:

*  Trong cuộc kháng chiến này, nhà Trần có:

- Quân đội mạnh 

- Tinh thần chiến đấu cao

- Có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến

- Các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình. 

=> Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt mà nhà Trần đã nhanh chóng giành thắng lợi.

Câu 2: Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai là:

- Thực hiện chủ trương “ vườn không, nhà trống”.

- Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược.

- Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.

Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần III

Câu 1: Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, nhà Nguyên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù:

- Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, để tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.

- Ngoài việc huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng, nhà Nguyên còn sử dụng hàng trăm chiếc thuyền cùng một đoàn thuyền chở lương thực

=> Quyết tâm dồn lực lượng đánh bại Đại Việt.

Câu 2: Tường thuật diễn biến trận Vân Đồn:

- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ.

- Nhưng cho rằng quân ta nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.

- Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua, có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục. 

-  Đúng như dự đoán, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. 

- Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

Câu 3: Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên như sau:

- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình thế khó khăn, rơi vào thế bị động. 

- Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. 

=> Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

Câu 4: Ý nghĩa của của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288:

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. 

- Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – nguyên, một kẻ thù mạnh và an tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ.

- Bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

Trả lời câu hỏi cuối phần III

Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên:

- Tháng 1/1288, Thoát Hoanchia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây, ta thực hiện “vườn không nhà trống”. 

- Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn. 

=> Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

- Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch đằng. 

- Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công

=> Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.

- Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây (Trung Quốc) cũng bị truy kích và tiêu diệt. 

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có sự giống và khác so với lần thứ hai như sau:

* Giống nhau:

- Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng,

- Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”.

* Khác nhau:

- Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai là:

  • Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng
  • Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.

- Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba là:

  • Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
  • Chủ dộng bố trí  trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
Tìm kiếm google: soan lich su 11 bai 14, soạn sử 7 bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com