Soạn lịch sử 7 bài 23 phần 2 trang 113 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 23 phần 2 trang 113 cực chất. Bài học: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII – Văn Hóa - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1:        Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu ca dao sau nói lên điều gì? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự

Câu 2: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 3: Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Câu 4: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?

Câu 2: Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.

Câu 3: Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Ý nghĩa của câu ca dao: sự đoàn kết tương thân, tương ái lẫn nhau, tình cảm giữa con người với con người, là tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Một số câu ca dao có nội dung tương tự:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

 

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Câu 2: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh: Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân.

Câu 3: Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

  • Tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện
  • Góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa 

Câu 4: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa: tiếng Việt thêm trong sáng, gọn gàng, văn hóa dân tộc thêm phong phú, người Việt có ngôn ngữ riêng của mình => ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

Soạn lịch sử 7 bài 23 phần 2 trang 113 cực chất

Câu 2: Sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian gồm: biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật, điêu khắc gỗ trong các chùa đình, nghệ thuật sân khẩu (tuồng, chèo,...)

Câu 3: Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao vì:

  • Sau những ngày lao động vất vả, ca nhạc, múa hát là đời sống tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân.
  • Đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, nghệ thuật điêu khắc, chùa chiền.
  • Dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động, lên án hiện tượng xã hội.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Ý nghĩa của câu ca dao:

  Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

=> Câu ca dao trên nói lên:

- Sự đoàn kết tương thân, tương ái lẫn nhau. 

=> Đã là người cùng thôn, cùng xóm, làng bản hay rộng hơn là con cháu người Việt có chung cội nguồn “con rồng, cháu tiên” thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 

- Nói lên tình cảm giữa con người với con người, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. 

- Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống tốt đẹp từ bao đời của nhân dân ta.

* Một số câu ca dao có nội dung tương tự:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

 

    Một cây là chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 

               Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Câu 2: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh là:

- Sử dụng việc truyền đạo: Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.

- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến: lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng, sử dụng trong nhân dân.

=> Trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

Câu 3: Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

- Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến

- Còn là công cụ thông tin rất thuận tiện.

- Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

Câu 4: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa:

- Việc thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã mang lại ý nghĩa to lớn đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.

- Thơ Nôm xuất hiện làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, gọn gàng, văn hóa dân tộc thêm phong phú.

- Bên cạnh đó, khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII:

 Lĩnh vựcNội dung chính
Tình hình kinh tếNông nghiệp

Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

Đàng Trong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ…

Công thương nghiệp

Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...

Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị

Tình hình văn hóaTôn giáoTừ thế kỉ XVI, xuất hiện thêm đạo Thiên Chúa giáo
Chữ viếtThế kỉ XVII chữ quốc ngữ ra đời.
Văn học và nghệ thuật

Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,.

Văn học dân gian có nhiều thể loại

Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...

* Qua đó ta thấy tình hình kinh tế, xã hội nước ta có những điểm mới là:

- Xuất hiện Thiên Chúa giáo.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển.

Câu 2: Sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII là:

- Biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật được lan rộng.

- Điêu khắc gỗ trong các đình chùa ngày càng phát triển

- Nghệ thuật sân khấu đa dạng: Tuồng, chèo, hát ả đào,…

Câu 3: Có thể nói, ở thế kỉ XVII - XVIII, các nghệ thuật dân gian đã phát triển trở lại. 

* Lý do của sự trở lại đó chính là do:

- Ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân.

=> Đó là hình thức để họ có thể thư giãn sau những ngày lao động vất vả 

- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại

=> Tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền…

- Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian.

=> Các tác phẩm phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 23 phan 2, soạn lịch sử 7 bài Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Văn hóa

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net