Soạn lịch sử 7 bài 19 phần 1 trang 84 cực chất

Giải lịch sử 7 bài 19 phần 1 trang 84 cực chất. Bài học: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 1427) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

Câu 2: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?

Các bài tập cuối bài học

Câu 1: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?

Câu 2: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423?

Câu 3: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn vì nhiều năm nay, nhân dân ta phải sống trong cảnh tù đày, chịu sực bóc lột nặng nề của quân Minh, nhiều người vẫn cam chịu để chờ cơ hội phục thù => Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt tứ phương biết tin đã kéo đến hưởng ứng, tụ họp.

Câu 2: Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh 

Lực lượng ta còn ít và yếu, nghĩa quân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ còn quân Minh đang mạnh và làm chủ cả nước.

=> Tạm hòa để có thời gian củng cố lực lượng.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học 

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423:

  • Giữa 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Lê Lai cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. => Lê Lai hi sinh, Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
  • Cuối 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. => nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.
  • Mùa hè 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. -> Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Câu 2: Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423:

  • Chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, lực lượng còn yếu, thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây.
  • Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng, tin tưởng vào sự chỉ huy cua Lê Lợi.

Câu 3: Lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vì:

  • Tinh thần chiến đấu của quân dân ta rất dũng cảm, bất khuất => Quân Minh muốn âm mưu mua chuộc Lê Lợi, làm nhụt ý chí chiến đầu của nghĩa quân Lam Sơn.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn vì:

- Nhiều năm nay, nhân dân ta phải sống trong cảnh tù đày, chịu sực bóc lột nặng nề của quân Minh. 

- Nhiều người dân yêu nước mong muốn đứng dậy để lật đổ ách thống trị tàn bạo đó. 

- Cũng đã có những cuộc khởi nghĩa bùng phát tuy nhiên đều thất bại. 

- Lòng yêu nước vẫn hừng hực, nhiều người vẫn cam chịu để chờ cơ hội phục thù. 

* Lúc bấy giờ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn

=> Hào kiệt tứ phương biết tin đã kéo đến hưởng ứng, tụ họp về Lam Sơn để cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh.

Câu 2: Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh vì:

- Trong tình thế so sánh lực lượng giữa ta và địch thì:

  • Lực lượng ta còn ít và yếu, nghĩa quân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ.
  • Quân Minh đang mạnh và làm chủ cả nước 

- Đã ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh, cố gắng để bảo toàn lực lượng. 

- Trước những khó khăn về lương thực, cảnh đói rét, quân ta cần có thời gian củng cố lực lượng.

=> Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh vào mùa hè năm 1423.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423:

* Giữa năm 1418:

- Quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. 

- Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. 

- Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. 

=> Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

* Cuối năm 1421:

- Quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. 

- Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. 

- Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

- Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

* Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. 

=> Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Câu 2: Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423:

* Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn. 

- Ngay từ những ngày đẩu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu.

- Nghĩa quân đã gặp nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa

- Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. 

* Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất.

- Nghĩa quân ta đã chịu đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng.

- Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi.

- Họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Câu 3: Mặc dù lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân Lam Sơn mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là vì: 

- Tinh thần chiến đấu của quân dân ta rất dũng cảm, bất khuất.

- Quân ta lúc đó sẵn sàng hi sinh để lật đổ quân Minh. 

=> Do đó, quân Minh chọn cách đề nghị tạm hòa của Lê Lợi để thực hiện âm mưu mua chuộc Lê Lợi, làm nhụt ý chí chiến đầu của nghĩa quân Lam Sơn.

Tìm kiếm google: soan lich su 7 bai 19 cuc chat, soạn lịch sử 7 bài Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 1427) - Phần I

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 7 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net