Soạn mới giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều bài 11 Tiết 2: Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng; Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 8 cánh diều bài Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng; Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 11 - TIẾT 2

NGHE HỢP XƯỚNG CA NGỢI TỔ QUỐC

THỂ LOẠI HỢP XƯƠNG

ÔN TẬP BÀI HÁT BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Ca ngợi Tổ quốc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
  • Nêu được đặc điểm và tác dụng của thể loại hợp xướng; phân biệt được hát hợp xướng và các hình thức ca hát khác.
  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca Bay cao tiếng hát ước mơ, biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
  • Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm tổ, lớp.
  • Có những ước mơ trong sáng; luôn cố gắng vươn lên để đạt được ước mơ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

Năng lực âm nhạc:

  • Thể hiện âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bay cao tiếng hát ước mơ.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được tác phẩm Ca ngợi Tổ quốc.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Phân biệt hát hợp xướng với các hình thức ca hát khác.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm học tập, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8 (Cánh diều).
  • Đàn phím điện tử.
  • Nhạc cụ gõ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Học liệu
  • File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Bay cao tiếng hát ước mơ.
  • Tư liệu minh họa nội dung: Thể loại hợp xướng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 2 phút)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
  2. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ nhắc lại kiến thức đã học, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hát 3 nốt của hợp âm Đô trưởng (C, E, G) sao cho hòa quyện.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện 2 – 3 HS hát các hợp âm Đô trưởng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng

(Khoảng 20 - 22 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thể loại hợp xướng.
  2. Nội dung: GV giới thiệu tên và đặc điểm của thể loại hợp xướng.
  3. Sản phẩm: HS nhận biết được tên và đặc điểm của thể loại hợp xướng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.

- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất:

https://youtu.be/3WkkqwJssHU

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Bản hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc được thể hiện bởi những giọng hát nào?

+ Bản hợp xướng được thể hiện ở nhịp độ nhanh hay chậm?

+ Nội dung bản hợp xướng thể hiện điều gì?

+ Giai điệu của bản hợp xướng có tính chất âm nhạc như thế nào?

+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.

- Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Nhiệm vụ 2. Thể loại hợp xướng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một vài hình ảnh các dàn hợp xướng:

Hợp xướng hỗn hợp

Hợp xướng nam

Hợp xướng nữ

Hợp xướng trẻ em

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Thể loại hợp xướng bao gồm những bè giọng nào?

+ Số lượng thành viên của một dàn hợp xướng khoảng chừng bao nhiêu người?

+ Có thể tổ chức dàn hợp xướng theo những cách nào?

+ Khi hát hợp xướng, âm thanh giữa các bè cần phải như thế nào?

+ Hát hợp xướng và hát đồng ca có điểm gì khác nhau không?

+ Nêu ra một vài tiết mục biểu diễn hợp xướng mà em biết.

- GV cho HS nghe một số trích đoạn về thể loại hợp xướng:

+ Trống cơm: https://youtu.be/LtHuJWvVXe0

+ Tổ quốc: https://youtu.be/ErTP-IhmwjI

+ Bèo dạt mây trôi: https://youtu.be/oZB3kgWGJWs

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

1. Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng

1.1. Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc

- Tác giả:

+ Nhạc sĩ Hồ Bắc (1930 – 2021) trước đây công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam.

+ Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau: ca khúc, hợp xướng, nhạc sân khấu, nhạc phim.

+ Ở thể loại ca khúc, có thể kể đến một số tác phẩm: Làng tôi, Ca ngợi Tổ quốc, Bến cảng quê hương tôi,...

+ Năm 2001, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.

- Tác phẩm:

+ Hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc là một trong những tác phẩm nổi tiếng được nhạc sĩ Hồ Bắc sáng tác nhân dịp chào mừng 15 năm ngày Quốc khánh (02/09/1960). Bản hợp xướng được thể hiện bởi bốn bè giọng: nữ cao, nữ trầm, nam cao và nam trầm.

+ Với giai điệu khi thì êm dịu, tha thiết, khi thì hào hùng, mãnh liệt, bản hợp xướng đã thể hiện một tình yêu quê hương đất nước lớn lao, làm rung động lòng người suốt nhiều năm qua...

1.2. Thể loại hợp xướng

- Hợp xuống là thể loại nhạc hát nhiều bè, thường bao gồm bè giọng nữ cao (soprano), nữ trầm (alto), nam cao (tenor) và nam trầm (bass).

- Số thành viên của một dàn hợp xướng có thể từ vài chục đến hàng trăm người hát.

- Hợp xướng có thể hát với dàn nhạc đệm hoặc hát không có dàn nhạc đệm (a cappella).

- Thường có một số cách tổ chức dàn hợp xướng như:

+ Hợp xướng hỗn hợp (gồm các bè giọng nam và giọng nữ): tạo ra màu sắc phong phú để biểu hiện nhiều hình tượng âm nhạc đa dạng.

+ Hợp xướng nam: âm thanh đầy đặn, tạo ra không khí trang nghiêm, hùng tráng.

+ Hợp xướng nữ: thể hiện những cảm xúc tươi mát, nhẹ nhàng, ấm cúng.

+ Hợp xướng trẻ em: âm thanh trong trẻo, thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng.

- Khi hát hợp xướng, âm thanh giữa các bè phải hòa quyện với nhau và phải cân bằng âm lượng, không được bè nào át bè nào.

- Sự khác nhau giữa hát hợp xướng và hát đồng ca:

+ Đồng ca thường chỉ hát một bè, được tổ chức và luyện tập một cách đơn giản.

+ Hợp xướng thường hát nhiều bè giọng khác nhau nên âm thanh hài hòa, đầy đặn, nhiều màu sắc, được tổ chức và luyện tập một cách bài bản, có người chỉ huy,...

Soạn mới giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều bài 11 Tiết 2: Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng; Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Âm nhạc 8 cánh diều mới, soạn giáo án Âm nhạc 8 cánh diều bài Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng; Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ, giáo án Âm nhạc 8 cánh diều

Soạn mới giáo án âm nhạc 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay