Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3 - TIẾT 2
ÔN TẬP BÀI HÁT BẢN LÀNG TƯƠI ĐẸP
NGHE HÁT DÂN CA CÂY TRÚC XINH, DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bản làng tươi đẹp; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài Cây trúc xinh; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- Nhận biết và nêu được vài nét về Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
- Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hoá của Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(Khoảng 2 phút)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3, yêu cầu các nhóm thảo luận và kể ra tên các bài hát dân ca Bắc Bộ mà em biết (GV yêu cầu HS không sử dụng điện thoại để tìm kiếm trên mạng). Sau 3 phút, các đội nộp kết quả của đội mình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, suy nghĩ và đóng góp ý kiến.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tham gia chơi trò chơi (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kiểm tra kết quả của các nhóm.
Gợi ý một số làn điệu dân ca Bắc Bộ:
- GV công bố và tuyên dương đội dành chiến thắng, khích lệ đội thua cố gắng vào các trò chơi sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bản làng tươi đẹp
(Khoảng 10 - 13 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát - GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu cầu HS thể hiện tình cảm thiết tha, trong sáng), GV sửa lỗi sai (nếu có). - GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo hai hình thức: + Hát đối đáp + Hát tiếp nối. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng. - HS lắng nghe GV hướng dẫn và ôn bài hát Bản làng tươi đẹp. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học bài hát (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số nhóm đứng dậy biểu diễn bài hát. - GV mời một số HS khác nhận xét, GV nhận xét và chỉnh lại lỗi sai cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát. - GV kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 1. Ôn tập Bài hát Bản làng tươi đẹp - Hát đối đáp: · Nhóm 1. Rừng xanh thẳm…hiền hòa · Nhóm 2. Trên sườn non…rộn ràng · Hai nhóm cùng hát: Rừng ban nở…mùa xuân. - Hát nối tiếp: · Nhóm 1. Rừng xanh thắm…hiền hòa · Nhóm 2. Trên sườn non…rộn ràng · Nhóm 3. Rừng ban nở…mùa xuân |
Hoạt động 2: Nghe dân ca Cây trúc xinh, Dân ca quan họ Bắc Ninh
(Khoảng 19 - 20 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Nghe bài hát Cây trúc xinh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc. - GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất https://www.youtube.com/watch?v=6PTd3JT2lyU - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm: + Nội dung bài dân ca Cây trúc xinh thể hiện điều gì? + Giai điệu bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào? + Theo em “liền anh” hay “liền chị” bài hát cây trúc xinh sẽ phù hợp hơn? Vì sao? + Nêu cảm nhận của em về bài hát. - Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.
*Nhiệm vụ 2. Dân ca quan họ Bắc Ninh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem một vài hình ảnh về Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong sgk và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi dưới đây: + Dân ca quan họ là thể loại hát gì? + Những ai thường được gọi là “liền anh”, “liền chị”? + Trang phục truyền thống trong các cuộc hát quan họ như thế nào? + Những cuộc hát quan họ thường được diễn ra theo trình tự như thế nào? + Kể tên một vài bài dân ca quan họ mà em biết. Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là gì? + Hãy hát một vài câu dân ca qua họ mà em biết. - GV cho HS nghe một số trích đoạn làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh: + Trầu cau quan họ: https://zingmp3.vn/album/Trau-Cau-Quan-Ho-Minh-Thanh/ZWZ97OOC.html + Tìm em trong chiều hội Lim https://zingmp3.vn/tim-kiem/tat-ca?q=t%C3%ACm%20em%20trong%20chi%E1%BB%81u%20h%E1%BB%99i%20lim | 2. Nghe dân ca Cây trúc xinh, Dân ca quan họ Bắc Ninh * Nghe bài hát Cây trúc xinh - Cây trúc xinh là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh. Thông qua hình tượng cây trúc – một loại cây cứng rắn, vươn thẳng, sức sống dẻo dai, bền vững trước mọi thử thách,… bài hát ca ngợi phong thái, cốt cách, phẩm chất đẹp đẽ của các “liền anh”, “liền chị” quan họ. - Giai điệu của bài hát mềm mại, thiết tha, tình cảm - Hát quan họ là hình thức hát đối đáp nam – nữ. Thông thường, các “liền anh” sẽ hát bài Cây trúc xinh để ca ngợi các “liền chị”. Trong trường hợp các “liền chị” hát bài dân ca này thì lời ca sẽ đổi thành “Anh Hai xinh tang tình là Anh Hai đứng”.
*Dân ca quan họ Bắc Ninh - Dân ca quan họ là thể loại hát giao duyên đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay). - Trang phục truyền thống trong các cuộc hát quan họ của “liền anh” là khăn xếp, áo the, ô lục soạn,…; của “liền chị” là khăn chít mỏ quạ, áo năm thân “mớ ba, mớ bảy” và nón thúng quai thao,... - Những cuộc hát quan họ có thể diễn ra thâu đêm suốt sáng, từ ngày này sang ngày khác và thường diễn ra theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là một số bài thuộc giọng cổ (giọng lề lối) mang đậm tính chất quan họ độc đáo; tiếp theo là những bài thuộc giọng vặt, bao gồm nhiều làn điệu khác nhau; cuối cùng là những bài giọng giã bạn lúc chia tay, tạm biệt. - Địa điểm hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước,… - Dân ca quan họ rất phong phú về bài bản. Cho đến nay, đã có khoảng 300 bài quan họ được ghi chép thành bản nhạc. Trong số đó, nhiều bài đã trở nên quen thuộc với công chúng như: Mời nước mời trầu, Ngồi tựa mạn thuyền, Cây trúc xinh, Người ở đừng về, Xe chỉ luồn kim, Lí cây đa,… - Năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác