Soạn mới giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều bài 9 Tiết 2: Nghe bản nhạc Long ngâm, Nhã nhạc cung đình Huế; Ôn tập bài hát Xuân quê hương

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 8 cánh diều bài Nghe bản nhạc Long ngâm, Nhã nhạc cung đình Huế; Ôn tập bài hát Xuân quê hương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 9 - TIẾT 2

NGHE BẢN NHẠC LONG NGÂM; NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

ÔN TẬP BÀI HÁT XUÂN QUÊ HƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của bản nhạc Long ngâm; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
  • Nhận biết và nêu được vài nét về Nhã nhạc cung đình Huế.
  • Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
  • Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hoá của Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

Năng lực âm nhạc:

  • Thể hiện âm nhạc: Thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài Xuân quê hương.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Vận động cơ thể phù hợp với giai điệu của bài Xuân quê hương.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Nghe và cảm nhận giai điệu bài Long ngâm, thông qua đó có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc Nhã nhạc cung đình Huế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
  • Trách nhiệm: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
  • Yêu nước: Trân trọng và giữ gìn các làn điệu dân ca của đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8 (Cánh diều).
  • Đàn phím điện tử.
  • Nhạc cụ gõ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Học liệu
  • File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Xuân quê hương.
  • File audio (hoặc video) bản nhạc Long ngâm.
  • Tư liệu minh họa nội dung: Nhã nhạc cung đình Huế.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 2 phút)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
  2. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ nhắc lại kiến thức đã học, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hát một câu dân ca.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, suy nghĩ và đóng góp ý kiến.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tham gia chơi trò chơi (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV kiểm tra kết quả của các nhóm.

Gợi ý một số câu dân ca:

+ Trống cơm: https://youtu.be/XbzbMw8Kfpc

“Tình bằng có cái trống cơm

Khen ai khéo vỗ

Ố mấy bông mà nên bông

Ố mấy bông mà nên bông”.

+ Cây trúc xinh: https://youtu.be/6PTd3JT2lyU

“ Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc qua lấy nỏ như bờ bao. Chị hai xinh tang tình là chị hai đứng đứng một mình quả lới như cùng xinh, đứng đứng một mình quả lới nhu càng xinh”.

+ Bắc kim thang: https://youtu.be/Wa__xU0Yrew

“Bắc kim thang cà lang bí rợ

Cột qua kèo là kèo qua cột

Chú bán dầu qua cầu mà té

Chú bán ếch ở lại làm chi con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe bản nhạc Long ngâm; Nhã nhạc cung đình Huế

(Khoảng 25 - 26 phút)

  1. Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của bản nhạc Long ngâm, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
  2. Nội dung: GV đưa ra yêu cầu, HS thảo luận, hình thành kiến thức.
  3. Nghe bản nhạc Long ngâm
  4. Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế
  5. Sản phẩm: HS cảm nhận được bài Long ngâm, biết thêm về Nhã nhạc cung đình Huế.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1. Nghe bản nhạc Long ngâm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu tên bản nhạc, xuất xứ và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.

- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất

https://youtu.be/6PTd3JT2lyU

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Bản nhạc Long ngâm được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ gì?

+ Bản nhạc được chơi với nhịp độ nhanh hay chậm?

+ Bản nhạc được chơi với cường độ mạnh hay nhẹ?

+ Bản nhạc có tính chất âm nhạc như thế nào?

+ Nêu cảm nhận của em về bản nhạc.

- Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

* Nhiệm vụ 2. Nhã nhạc cung đình Huế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một vài hình ảnh về Cố đô Huế và dàn Nhã nhạc cung đình Huế.

Cố đô Huế

Nhã nhạc cung đình Huế

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Nhã nhạc cung đình Huế thường được trình diễn trong những dịp nào?

+ Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình nghệ thuật có tính nghiệp dư hay chuyên nghiệp?

+ Nhã nhạc cung đình Huế gồm những loại nhạc nào?

+ Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là gì?

+ Quan sát hình ảnh biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế và nêu tên những loại nhạc cụ mà em biết.

+ Hãy kể tên một vài bản nhã nhạc hoặc bài dân ca Huế mà em biết.

- GV cho HS quan sát về Nhã nhạc cung đình Huế: https://youtu.be/YsYaqev7OIE

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

1. Nghe bản nhạc Long ngâm; Nhã nhạc cung đình Huế

1.1. Nghe bản nhạc Long ngâm

- Long ngâm là một bài Nhã nhạc cung đình Huế.

- Bản nhạc được tấu lên trong nghi lễ tế trời và các lễ tế khác.

- Bản nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, với nhịp độ và cường độ vừa phải, thể hiện sự trang trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nhã nhạc cung đình Huế

- Là thể loại nhạc của cung đình các triều đại nhà Nguyễn, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ, hoặc các sự kiện trọng đại như lễ đăng quang của nhà vua, đón tiếp sứ thần,...

- Là loại hình nghệ thuật có tính chuyên nghiệp với các nhạc công, ca công, vũ công đều được đào tạo có tay nghề cao và trang phục biểu diễn cũng được thiết kế rất công phu.

- Gồm nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình). Các quy định về tổ chức dàn nhạc, cách thức diễn xướng, hệ thống bài bản,... của nhã nhạc rất chặt chẽ, mang tính thẩm mĩ cao.

- Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Soạn mới giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều bài 9 Tiết 2: Nghe bản nhạc Long ngâm, Nhã nhạc cung đình Huế; Ôn tập bài hát Xuân quê hương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Âm nhạc 8 cánh diều mới, soạn giáo án Âm nhạc 8 cánh diều bài Nghe bản nhạc Long ngâm, Nhã nhạc cung đình Huế; Ôn tập bài hát Xuân quê hương, giáo án Âm nhạc 8 cánh diều

Soạn mới giáo án âm nhạc 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay