Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 15: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở TRÂU, BÒ (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò.
  • Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho trâu, bò vào thực tiễn.
  • Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi của GV.

Năng lực riêng:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò.
  • Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho trâu, bò vào thực tiễn.
  • Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phòng bệnh cho gia cầm, cho con người trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương.
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video về hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở trâu bò.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở trâu, bò.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu một số bệnh ở trâu, bò.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Hãy kể tên một số bệnh ở trâu, bò mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Một số bệnh ở trâu, bò: Dịch tả trâu bò, nhiệt thán (bệnh than), lao, sẩy thai truyền nhiễm, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò, viêm da nổi cục, chướng bụng đầy hơi chướng hơi dạ cỏ, giun đũa, sán lá (gan, dạ cỏ), dịch tả, tiêu chảy, viêm phổi, viêm vú, bại liệt,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 15 – Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng trâu, bò

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr83,84 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1.1 SGK tr83 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu biểu hiện đặc trưng bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

- GV chiếu hình ảnh một số biểu hiện điển hình của bệnh tụ huyết trùng trâu bò (hình 15.1) cho HS quan sát:

- GV tổng kết về đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Biểu hiện đặc trưng bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò

1.1. Đặc điểm bệnh

- Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra với đặc điểm nổi bật là gây tụ huyết, xuất huyết ở những vùng nhất định trên cơ thể.

- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:

+ Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày.

+ Con vật mệt mỏi, khó thở (Hình 15.1), sốt cao 41 – 42 °C, đi lại khó khăn; niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm; chảy nước mắt, nước mũi; ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.2 SGK tr83 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

- GV kết luận về nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Đặc điểm chính của mầm bệnh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

- Mầm bệnh là vi khuẩn Gram âm Pasteurella, có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường đất ẩm ướt, nhiều chất hữu cơ và thiếu ánh sáng.

- Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường nhiều hơn vào mùa mưa.

 

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về phòng và trị bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.3 SGK tr83, 84 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr84)

+ Vaccine và thuốc có thể được dùng để phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò như thế nào?

- GV kết luận về phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

*Luyện tập (SGK – tr84):

+ Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y; điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm, ví dụ các loại thuốc kháng sinh cùng nhóm với Streptomycin, Gentamicin,... kết hợp với thuốc trợ sức (thuốc bổ, vitamin,...) cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động 2.

1.3. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh:

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.

+ Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

- Điều trị:

+ Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với thuốc trợ sức cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.

+ Khi con vật có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần báo cho cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lí và điều trị bệnh.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về bệnh tiên mao trùng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr84 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về bệnh tiên mao trùng.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2.1 SGK tr84 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của bệnh tiên mao trùng.

- GV tổng kết về đặc điểm bệnh tiên mao trùng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Biểu hiện đặc trưng của bệnh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

2. Bệnh tiên mao trùng

2.1. Đặc điểm bệnh

- Bệnh tiên mao trùng là một trong những bệnh kí sinh trùng đường máu phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn trâu, bò. Bệnh thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều.

- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:

+ Ở thể cấp tính, con vật thường sốt cao, rối loạn thần kinh và chết nhanh.

+ Ở thể mãn tính, con vật sốt gián đoạn (ngày sốt, ngày không), thiếu máu suy nhược kéo dài, mất dần khả năng sản xuất, có thể dẫn đến chết hàng loạt.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.2 SGK 84 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây nên bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò.

- GV kết luận về nguyên nhân gây bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Đặc điểm chính của mầm bệnh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh

- Mầm bệnh là tiên mao trùng Trypanosoma evansi, là một loại kí sinh trùng đơn bào, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một rơi tự do.

- Trâu, bò bị nhiễm bệnh thông qua vật trung gian truyền bệnh là các loại ruồi trâu (mòng) hút máu.

- Trâu, bò bắt đầu phát bệnh sau khoảng một tuần kể từ khi bị nhiễm bệnh.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về phòng và trị bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.3 SGK tr84 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh tiên mao trùng.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi luyện tập trang 84 SGK: Vì sao cần phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng để phòng bệnh tiên mao trùng?

- GV kết luận về phòng và trị bệnh cầu trùng gà.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Phòng và trị bệnh tiên mao trùng.

+ Luyện tập (SGK – tr84): Bụi rậm là nơi ẩn nấp của nhiều loại côn trùng, trong đó có ruồi trâu (mòng) là vật trung gian truyền bệnh tiên mao trùng. Bởi vậy, phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng là biện pháp cần thiết để phòng bệnh tiên mao trùng cũng như nhiều bệnh kí sinh trùng đường máu khác.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động 3.

2.3. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng. Ở những vùng thường xuyên xuất hiện bệnh thì có thể dùng thuốc đặc trị tiêm phòng cho gia súc vào mùa phát bệnh (mùa mưa).

- Điều trị: Con vật mắc bệnh cần được cách li, điều trị kịp thời bằng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về bệnh chướng hơi dạ cỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh chướng hơi dạ cỏ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 3 SGK tr85,86 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về bệnh chướng hơi dạ cỏ.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 3.1 SGK tr85 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của bệnh chướng hơi dạ cỏ.

- GV tổng kết về đặc điểm bệnh chướng hơi dạ cỏ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Biểu hiện đặc trưng của bệnh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

3. Bệnh chướng hơi dạ cỏ

3.1. Đặc điểm bệnh

- Con vật bị bệnh có biểu hiện dạ cỏ căng to, nhất là ở hõm hông bên trái; lưng hơi cong lên; ngừng ăn, khó thở và có thể chết do ngạt thở trong trường hợp cấp tính.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3.2 SGK 85 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây nên bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò.

- GV kết luận về nguyên nhân gây bệnh chướng hơi dạ cỏ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Đặc điểm chính của mầm bệnh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

3.2. Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh thường xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như lá cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía, cỏ bị ướt sương hoặc nước mưa, …; thức ăn nhiễm chất độc phosphorus hữu cơ.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về phòng và trị bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3.3 SGK tr84 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh chướng hơi dạ cỏ.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi luyện tập trang 85 SGK: Vì sao để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò lại cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi?

- GV kết luận về phòng và trị bệnh chướng hơi dạ cỏ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Phòng và trị bệnh chướng hơi dạ cỏ.

+ Luyện tập (SGK – tr85): Bởi vì, bệnh chướng hơi dạ cỏ thường xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như lá cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía, có bị ướt sương hoặc nước mưa,...; thức ăn bị nhiễm chất độc phosphorus hữu cơ. Khi con vật ăn quá nhiều loại thức ăn này sẽ có quá nhiều lượng khí được tạo ra trong đại cỏ làm cho con vật bị chướng bụng đầy hơi hay còn gọi là bệnh chướng hơi dạ có.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động 4.

3.3. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh: Tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi.

- Điều trị:

+ Khi phát hiện bệnh thì cần báo bác sĩ thú y để được tư vấn điều trị kịp thời.

+ Trước hết, cần cho con vật nằm kê cao đầu; dùng rơm, cỏ khô chà xát vào vùng hõm hông bên trái; dùng tay kéo lưỡi con vật theo nhịp thở; có thể móc bớt phân ở trực tràng.

+ Bệnh có thể điều trị được bằng một số bài thuốc đông y.

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 15: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay