Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 20: Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20:  QUY TRÌNH CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

(2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu thu thập thông tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi
  • Hợp tác theo nhóm để trao đổi, thảo luận về quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

Năng lực riêng:

  • Năng lực công nghệ:
  • Phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Giải thích được nguyên nhân vì sao phải có quy trình quản lí chất thải chăn nuôi cho từng đối tượng vật nuôi theo tiêu tiêu chuẩn VietGAP.
  • Vận dụng được kiến thức của bài học vào đánh giá việc thực hiện quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tại các cơ sở chăn nuôi ở địa phương
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng (nếu có).
  • Hình ảnh hoặc video về quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở cho HS về quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS về tiêu chuẩn VietGAP ứng dụng trong chăn nuôi và yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu:

Quan sát Hình 20.1, hãy nêu các bước cơ bản của quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

VietGAP chăn nuôi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành dưới dạng Quy trình thực hành chăn nuôi và được áp dụng cho 8 đối tượng vật nuôi: bò sữa, bò thịt, dê sữa, dê thịt, lợn, gà, ngan/vịt và ong.

Quy trình gồm 6 bước:

  1. Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
  2. Chuẩn giống;
  3. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi;
  4. Quản lí dịch bệnh;
  5. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường;
  6. Lưu trữ hồ sơ – Kiểm tra nội bộ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 20– Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
  • HS nêu được yêu cầu về lựa chọn địa điểm, chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • HS nhận thức được an toàn lao động trong thiết kế chuồng trại theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • HS vận dụng được kiến thức của bài học để xử lí tình huống thực tế trong chăn nuôi.
  1. Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng trang 112 SGK
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về một số mô hình nuôi lợn công nghệ cao.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về việc lựa chọn địa điểm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 112 SGK:

1. Sự khác biệt giữa quy trình chăn nuôi VietGAP với quy trình chăn nuôi thông thường là gì?

 GV tổng kết về việc lựa chọn địa điểm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời

+ câu hỏi hình thành kiến thức trang 112 SGK:

(Đính kèm dưới hoạt động 1)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1. Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

1.1. Lựa chọn địa điểm

Đảm bảo các tiêu chí:

- Yên tĩnh, xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tụ tập đông người,... Và không gây ô nhiễm khu dân cư

- Giao thông thuận tiện

- Vị trí cao ráo, thoát nước tốt và có đủ nguồn nước sạch cho vật nuôi

 

 

 

* Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 112 SGK:

2. Trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại và thiết bị chăn nuôi được chuẩn bị như thế nào?

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi luyện tập trang 113 SGK: Thiết kế sàn và lối đi trong chuồng trại bằng vật liệu không trơn trượt có liên quan gì đến an toàn lao động trong chăn nuôi?

 GV tổng kết về việc lựa chọn địa điểm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời

+ câu hỏi hình thành kiến thức trang 112 SGK:

(Đính kèm dưới hoạt động 1)

+ câu hỏi luyện tập trang 113 SGK

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1.2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sử dụng.

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 113 SGK

Sàn chuồng nuôi gia súc làm bằng các vật liệu an toàn, chống trơn trượt như sàn nhựa (chuồng lợn), tấm trải cao su (chuồng bò) giúp cho gia súc và người chăn nuôi đi lại dễ dàng ngay cả khi sàn ướt; giảm tỉ lệ mắc bệnh chân,  móng cho vật nuôi và giảm tai nạn cho người chăn nuôi.

- Gợi ý trả lời:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 112 SGK:

  1. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu chặt chẽ về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Quy trình sẽ được kiểm tra giám sát nội bộ, các dữ liệu thông tin trong toàn bộ quá trình chăn nuôi được lưu trữ, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc.

(1) Lựa chọn địa điểm để xây dựng chuồng trại phù hợp với mục đích chăn nuôi và đảm bảo các tiêu chí: yên tĩnh, xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tụ tập đông người,... giao thông thuận tiện cho chuyên chở trang thiết bị, nguyên liệu và vật nuôi; vị trí cao ráo, thoát nước tốt, có đủ nguồn nước sạch cho vật nuôi để tránh gây ảnh hưởng tới cộng động (ô nhiễm mùi, tiếng ồn,...), thuận tiện cho quản lí trang trại và hạn chế lây lan dịch bệnh từ cộng đồng vào trại.

 

(2) Yêu cầu về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi:

Chuồng nuôi phải được thiết kế phù hợp với lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sản xuất.

Cụ thể:

(i) Khu chăn nuôi phải có tường/rào bao quanh, cổng ra vào có hố khử trùng; bố trí riêng biệt các khu chuồng nuôi, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư, khu xử lí chất thải,...;

(ii) Chuồng nuôi phải bố trí hợp lí theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng, nền chuồng, vách chuồng, mái chuồng, đường thoát nước theo quy định hiện hành về chuồng trại.

(iii) Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống, các dụng cụ khác (xẻng, xô,...) phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về Chuẩn bị con giống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nêu được các yêu cầu về lựa chọn giống vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr113 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 113 SGK
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về Chuẩn bị con giống
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung Chuẩn bị con giống

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 113 SGK:

1. Trong quy trình chăn nuôi Vietgap, giống vật nuôi được lựa chọn và quản lí như thế nào?

2. Vì sao giống mới mua về cần nuôi cách li trước khi nhập chuồng?

- GV tổng kết về  Chuẩn bị con giống

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK –tr113)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng thêm: Việc quản lý hồ sơ con rồng giúp trang trại quản lý tốt nguồn gen thuận lợi cho việc chọn lọc nhân giống theo nhu cầu của trang trại và của thị trường cũng như loại thả con giống có năng suất kém, kém hiệu quả.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Chuẩn bị con giống

Trả lời CH  hình thành kiến thức trang 113 SGK:

1. Lựa chọn và quản lí giống vật nuôi:

- Con giống phù hợp với mục đích chăn nuôi, có nguồn gốc rõ ràng, có các đặc tính di truyền tốt và khỏe mạnh.

- Nhập con giống cần tuân thủ quy định: giấy kiểm định, có công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, có quy trình chăn nuôi cho từng giống.

- Giống mới cần nuôi cách li theo quy định thú y.

- Giống vật nuôi được đánh dấu để quản lí.

- Áp dụng phương thức quản lí “cùng vào – cùng ra”.

2. Vật nuôi mới mua về cần nuôi cách li tối thiểu 21 ngày tại khu riêng biệt để có đủ thời gian theo dõi, phát hiện con giống ốm, mắc bệnh từ đó kiểm soát lây lan dịch bệnh từ vật nuôi mới mua sang đàn cũ.

Trong thời gian nuôi cách li, giống vật nuôi được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra dịch bệnh trước khi thả vào chuồng nuôi chung.

 

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về việc nuôi dưỡng và chăm sóc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ

- Nêu được các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 3 SGK tr114 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về việc nuôi dưỡng và chăm sóc
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK: Hãy nêu các công việc cần thực hiện trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV tổng kết về nuôi dưỡng và chăm sóc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

3. Nuôi dưỡng và chăm sóc

3.1. Nuôi dưỡng

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK:

- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn

- Đáp ứng nhu cầu của từng loại vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng

- Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, sạch., an toàn, không chứa độc tố nấm mốc, vi sinh vật có hại, kháng sinh, chất cấm,...

- Nước uống được cung cấp đầy đủ, đạt tiêu chuẩn vệ sinh

3.2. Chăm sóc

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 111 SGK:

+ Chăm sóc theo quy định.

+ Vệ sinh chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển.

+ Định kì phun thuốc khử trùng, phát quang bụi rậm.

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu về việc quản lí dịch bệnh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nêu được các yêu cầu về quản lí dịch bệnh theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 4 SGK lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về quản lí dịch bệnh
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK: Trong quy trình chăn nuôi VietGAP, quản lí dịch bệnh được thực hiện như thế nào?

- GV tổng kết về quản lí dịch bệnh

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

4. Quản lí dịch bệnh

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK:

- Trang trại phải có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi, có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và có bác sĩ thú y theo dõi sức khoẻ vật nuôi.

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát loài gặm nhấm và côn trùng gây hại gồm côn trùng, chuột, động vật hoang và các vật nuôi khác như chó, mèo để tránh lây nhiễm dịch bệnh cho vật nuôi.

- Vận chuyển vật nuôi bằng các phương tiện phù hợp, an toàn, đúng cách nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

 

 

Hoạt động 5. Tìm hiểu về việc quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nêu được nguyên nhân vì sao phải có quy trình quản lí chất thải chăn nuôi cho từng đối tượng vật nuôi theo tiêu tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 5 SGK lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 114 SGK: Vì sao cần phải có quy trình thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi cho từng đối tường vật nuôi?

- GV tổng kết về Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

(Đính kèm dưới HĐ5)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

5. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

- Xây dựng quy trình quán lí chất thải hợp lí, phù hợp với đối tượng vật nuôi, quy mô chăn nuôi và điều kiện của trang trại.

- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh

dịch tế.

- Chất thải lòng được thu gom bằng đường riêng đến khu xử lí. Nước thái sau khi được xử li phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Khu vực tập trung chất thải để xử lí phải đặt ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi. xa nơi cấp nước và được xử lí theo quy trình phù hợp.

 

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 20: Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay