Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học về mục đích sử dụng.
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS:
+ Nêu tên vật nuôi có ở trong tranh ?
+ Hãy kể tên một số vật nuôi ở địa phương em. Những vật nuôi đó được xếp vào nhóm vật nuôi nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh GV trình chiếu, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Gợi ý : Một số loại vật nuôi có ở địa phương: Trâu, bò, lợn, gà, vịt…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Phân loại vật nuôi.
Hoạt động 1. Khái niệm vật nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh về vật nuôi: - GV đặt vấn đề: Hình ảnh trên là một số vật nuôi. + Vậy theo em, vật nuôi là gì? + Động vật được gọi là vật nuôi khi đảm bảo được những điều kiện nào? - Sau khi tổng kết kiến thức, GV đặt câu hỏi vận dụng: Hãy lấy ví dụ để phân biệt vật nuôi đã được thuần hóa và động vật hoang dã? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát đọc thông tin mục 1 để tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau: + Khái niệm vật nuôi. + Điều kiện để động vật được gọi là vật nuôi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm vật nuôi - Khái niệm: Vật nuôi là bao gồm các loại gia súc, gia cầm và động vật khác. - Điều kiện động vật được gọi là vật nuôi: + Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng và có mục đích rõ ràng. + Trong phạm vi kiểm soát của con người. + Tập tính và hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã
*Ví dụ: Chó nuôi phân biệt được chủ và người lạ còn chó sói thì không. |
---------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác