Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ LOẠI VẬT NUÔI (4 TIẾT)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể sử dụng hình ảnh, video hoặc các số liệu thống kê,... giúp HS phân biệt chăn nuôi truyền thống (không có quy trình) với chán nuôi công nghiệp hiện nay (theo quy trình) về: nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lí dịch bệnh, quản lí chất thải, giảm ô nhiễm môi trường và hiệu quả chăn nuôi, từ đó gợi mở cho HS sự cần thiết phải có quy trình chăn nuôi.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Quy trình chăn nuôi là gì?
+ Tại sao cần chăn nuôi theo quy trình?
+ Xác định các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
Gợi ý:
- Quy trình chăn nuôi là tập hợp các biện pháp kĩ thuật, cách thức tiến hành nhằm hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi một cách hiệu quả.
- Các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi:
(i) Kĩ thuật nuôi dưỡng: cung cấp khẩu phần ăn dựa trên chế độ/nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi; cung cấp đầy đủ và kiểm soát chất lượng nước uống.
(ii) Kĩ thuật chăm sóc: chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng. lứa tuổi của vật nuôi; vệ sinh chuồng trại; phòng bệnh (tiêm vaccine) và trị bệnh cho vật nuôi.
- Chăn nuôi theo quy trình sẽ:
+ Nâng cao năng suất hiệu quả chăn nuôi: Do quy trình chăn nuôi được xây dựng phù hợp cho từng đối tượng, lứa tuổi vật nuôi, giúp vật nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn từ đó tăng năng suất chăn nuôi.
+ Kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y: Quy trình chăn nuôi đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho người chăn nuôi về quy trình vệ sinh, phòng bệnh nên đảm bảo được an toàn vệ sinh dịch bệnh cho trang trại của mình. Chăn nuôi theo quy trình được công nhận (ví dụ như Quy trình chăn nuôi VietGAP) sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi. Chăn nuôi theo quy trình sẽ giúp người chăn nuôi tự đánh giá, truy xuất nguồn gốc thông qua kiểm soát chất lượng các khâu trong quy trình, từ đó rà soát những khâu làm chưa tốt để cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18 – Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt và lợn nái
- Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt.
- Trình bày được kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt và mô tả các bước của quy trình đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái, lợn con sau sinh.
- Thực hành tính diện tích chuồng nuôi phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lợn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 99 SGK: 1. Vì sao trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt cần phải chia thành 3 giai đoạn? 2. Việc phân lô, phân đàn và đảm bảo mật độ nuôi trong nuôi dưỡng lợn thịt nhằm mục đích gì? 3. Vì sao cần phải tiêm phòng vaccine cho lợn nuôi thịt? 4. Người chăn nuôi cần chuẩn bị những gì để đỡ đẻ cho lợn nái? - GV chiếu Hình 18.2 và hướng dẫn các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi luyện tập trang 99 SGK: 1. Hãy nêu kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt áp dụng cho từng giai đoạn 2. Hãy nêu các kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái. sinh trưởng của lợn. 3. Hãy mô tả các bước của quy trình đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh có trong Hình 18.2 (Đính kèm dưới hoạt động 1). - GV hướng dẫn HS cách tính diện tích chuồng nuôi và cho HS thực hành tính dựa trên các thông tin ở Bảng 18.1 trang 100 SGK. Bảng 18.1. Diện tích chuồng nuôi cho lợn ở các giai đoạn sinh trưởng
- GV tổng kết về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt và lợn nái. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK –tr99) + Luyện tập (SGK – tr99) + Thực hành (SGK – tr100) (Đính kèm dưới hoạt động 1) - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt và lợn nái 1.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt - Dựa vào đặc điểm sinh lí, quy luật sinh trưởng của lợn, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn sau cai sữa, giai đoạn lợn choai và giai đoạn vỗ béo đến xuất chuồng. (1) Kĩ thuật nuôi dưỡng: - Chế độ dinh dưỡng được cung cấp phù hợp theo từng giai đoạn của lợn (Hình 18,1) (Đính kèm dưới hoạt động 1). (2) Kĩ thuật chăm sóc: - Phân lô, phân đàn: Lợn con sau khi cai sữa sẽ được phân lô, phân đàn để tiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Khi ghép đàn cần chú ý tránh để lợn phân biệt đàn và cắn nhau. Khi phân đàn, cần đảm bảo khối lượng lợn trong cùng một lô. - Mật độ nuôi: 0,4 – 0,5 m2/con đối với lợn có khối lượng 10–35 kg: 0,7 – 0,8 m2/con đối với lợn có khối lượng 35 – 100 kg. - Vệ sinh và khử trùng chuồng trại cần thực hiện trong suốt quá trình nuôi. Tiêm vaccine phòng bệnh. 1.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái (1) Kĩ thuật nuôi dưỡng: - Lợn nái mang thai trung bình 114 ngày. - Khẩu phần ăn tăng dần từ giai đoạn đầu thai kì đến 107 ngày ( 1,8 → 3 kg/con/ngày) và giảm dần giai đoạn cuối từ 108 ngày đến lúc đẻ (3 → 0,5 kg/con/ngày) - Trong thời gian chứa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón. - Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. - Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước. (2) Kĩ thuật chăm sóc - Trong 2 tháng đầu mang thai, không nên di chuyển lợn nái nhiều để tránh gây stress, dễ bị sẩy thai. - Khi lợn nái chuẩn bị đẻ, chuyển lợn nái từ chuồng bầu lên chuồng đẻ. - Thời điểm cai sữa cho lợn con nên cho lợn nái nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để lợn nái sớm động dục lại. * Tính diện tích chuồng nuôi lợn Diện tích chuồng nuôi (DTCN) được tính toán dựa vào tổng số con trong đàn và mật độ nuôi theo từng giai đoạn. DTCN (m2) = Mật độ nuôi (m2/con) x Số con dự định nuôi DTCN cho tổng đàn = Tổng diện tích chuồng nuôi cho từng nhóm lợn |
- Hình 18.1. Chế độ dinh dưỡng theo các giai đoạn của lợn thịt
- Hình 18.2. Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái và chăm sóc sau sinh
- Gợi ý trả lời:
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr99):
(1) Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt cần phải chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn sau cai sữa, giai đoạn lợn choai và giai đoạn vỗ béo đến xuất chuồng bởi vì mỗi lứa tuổi lợn có đặc điểm sinh lí, sinh trưởng khác nhau nên nhu cầu về định chế độ chăm sóc cũng khác nhau.
Ví dụ: Ở giai đoạn sau cai sữa - lợn choai, lợn cần nhiều protein và năng lượng để sinh trưởng và tăng cơ. Đến giai đoạn vỗ béo dưỡng, lợn sinh trưởng chậm chuyển sang tích mỡ nên giảm nhu cầu về protein, năng lượng.
(2) Việc phân lô, phân đàn và đảm bảo mật độ trong nuôi dưỡng lợn thịt rất quan trọng, giúp kiểm soát lợn đánh nhau do khác đàn và dễ nuôi dưỡng, chăm sóc. Trong trường hợp phải ghép đàn, lợn thường được ghép theo nhóm đồng đều về lứa tuổi, khối lượng để hạn chế đánh nhau.
(3) Tiêm phòng vaccine giúp lợn có kháng thể để chống lại bệnh có thể phát sinh trong quá trình nuôi, giảm tỉ lệ mắc bệnh từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh điều trị bệnh, tiết kiệm được chi phí thuốc thú y và tránh tồn dư kháng sinh trong thịt, giảm nguy cơ kháng kháng sinh cho người tiêu dùng. Tiêm phòng vaccine còn là biện pháp hiệu quả tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, dịch từ trại này sang trại khác, vùng này qua vùng khác, gây tổn thất kinh tế lớn.
(4) Khi nói chuẩn bị đẻ (căn cứ vào biểu hiện sắp sinh), người chăn nuôi phải chuẩn bị các dụng cụ, hoá chất để sẵn sàng đỡ đẻ như:
- Các loại thuốc sát trùng (cồn iodine), thuốc tím, bột Mistral làm ấm cho lợn con.
- Các dụng cụ: khăn lau sạch, kìm bấm nanh, kéo, chỉ, bông gạc, bơm kim tiêm, găng tay,...
- Hỗ trợ đẻ khó: oxytocin kích đẻ, thuốc kháng sinh chống viêm, vitamin trợ sức (vitamin C, B1).
* Luyện tập (SGK – tr99):
(1) Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt: Mục 1.1 trang 98 – 99 SGK.
(2) Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái: Mục 1.2 trang 99 — 100 SGK.
(3) Quy trình đỡ đẻ lợn nái gồm 4 bước:
Bước 1. Quan sát biểu hiện sắp sinh của lợn nái.
Bước 2. Chuẩn bị đỡ đẻ khi lợn nái có biểu hiện sắp sinh: Vệ sinh, sát trùng chuồng đẻ, ô úm. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ (khăn khô sạch, bột làm ẩm, kìm bấm nanh, kéo, chỉ buộc cuống rốn, panh, bơm kim tiêm,...), dung dịch sát trùng (cồn iodine, thuốc tím,...), thuốc kích đẻ oxytocin (trong trường hợp đẻ khó), thuốc kháng sinh, vitamin B1, C. Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh (tắm, lau sạch bầu vú,...), sau đó chuyển lợn nái lên chuồng đẻ.
Bước 3. Đỡ đẻ: Lợn con đẻ ra dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô toàn thân (xoa đều bột làm ấm nếu có); Tiến hành cắt rốn, bấm răng nanh, sau đó cho lợn vào ô úm. Thời gian đẻ 5 – 10 phút/con. Can thiệp nếu lợn nái đẻ khó (sau 1 giờ nái chưa sinh, hoặc thời gian đẻ kéo dài): tiêm oxytocin kích đẻ, hỗ trợ kéo lợn con ra ngoài....
Bước 4. Chăm sóc nái và lợn con sau sinh: Cho lợn con vào ô úm lợn con có đèn sưởi, nhiệt độ 35 °C. Những ngày sau giảm 2 °C/ngày đến ngày thứ 8 duy trì ở 23 – 25 °C. Cho lợn con bú sữa đầu ngay trong 16 giờ sau sinh (con nhỏ bú trước). Tiêm sắt cho lợn con trong 1 – 3 ngày tuổi; Thiến lợn đực ở 3 – 7 ngày tuổi; Cho tập ăn sớm từ 4 – 5 ngày tuổi và tiến hành cai sữa cho lợn con 21 – 28 ngày tuổi.
* Thực hành (SGK – tr100):
Loại lợn | Giai đoạn | Mật độ nuôi (m2/con) | Số con dự định nuôi (con) | Diện tích dự kiến (m2) | ||
Lợn ngoại | Lợn nội | Lợn ngoại | Lợn nội | |||
Lợn thịt | Sau cai sữa đến 30 kg | 0,5 | 0,4 | 300 | 150 | 120 |
Lợn 30 – 60 kg | 0,8 | 0,6 | 280 | 224 | 168 | |
Lợn 60 – 100 kg | 1 | 0,8 | 250 | 250 | 200 | |
Lợn nái | Nái hậu bị | 1 – 1,2 | 0,8 - 1 | 20 | 20 – 24 | 16 – 20 |
Nái mang thai | 3 – 3,5 | 2,5 - 3 | 15 | 45 – 52,5 | 37,5 – 45 | |
Nái nuôi con | 5 - 6 | 4 - 5 | 15 | 75 – 90 | 60 – 75 | |
Lợn đực | Đực làm việc | 6 | 5 | 2 | 12 | 10 |
Tổng đàn | 882 | 776 – 802,5 | 611,5 - 638 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt
- Nêu được một số bước quan trọng quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp.
- Nêu được quy trình chăn nuôi gà thịt lông màu nuôi bán chăn thả.
- Phân biệt được các quy trình nuôi gà thịt công nghiệp và nuôi gà lông màu bán chăn thả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu quy trình nuôi gà thịt công nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu quy trình nuôi gà thịt công nghiệp, chiếu hình 18.3, hình 18.4 (SGK – tr101) và yêu cầu HS quan sát. - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 101 SGK: 1. Vì sao trước khi thả gà, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cần phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ? 2. Quan sát Hình 18.4, nêu cách úm gà con 1 ngày tuổi? - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi luyện tập trang 101 SGK: Hãy mô tả các bước trong quy trình nuôi gà thịt công nghiệp. - GV tổng kết về quy trình nuôi gà thịt công nghiệp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK –tr101) + Luyện tập (SGK – tr101) (Đính kèm dưới hoạt động 2) - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt 2.1. Quy trình nuôi gà thịt công nghiệp - Bước 1. Chuẩn bị + Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống. + Quây úm có đường kính 2 m cho 500 gà con; 1 máng ăn khay tròn và 1 bình uống 4 l cho 80 - 100 gà; 1 bóng đèn 75 W trong quây cho 100 - 110 gà con. + Đối với gà lớn, sử dụng máng treo 40 con/mảng; máng uống hình chuông 100 - 120 con/máng. + Nền chuồng trải trấu khô, sạch, dày khoảng 5 - 10 cm. - Bước 2. Úm gà con + Gà con 1 ngày tuổi sẽ được úm trong quây. Thời gian úm dao động 14 - 28 ngày. + Nhiệt độ quây úm cho gà 1 - 7 ngày tuổi là 32 - 34 oC, sau đó giảm xuống 31 - 32 oC ở tuần 2, 30 - 31 oC ở tuần 3, 28 - 30 °C ở tuần 4. + Thức ăn cho gà úm: hàm lượng protein 21% cho gà 1 – 14 ngày tuổi, 19% cho gà 15 – 28 ngày tuổi. + Cho gà ăn 4 – 6 lần/ngày đêm. + Nước cho uống tự do. + Tiêm vaccine phòng các bệnh: Marek, Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Gumboro. - Bước 3. Nuôi thịt + Thời gian nuôi từ ngày bỏ quây úm đến xuất bản. + Mật độ nuôi: 8 – 10 con/mẻ. + Nhiệt độ chuồng nuôi: 20 – 22 °C, độ ẩm <75%. + Thức ăn có hàm lượng protein 17%. Cho gà ăn 4 lần/ngày đêm. + Nước cho uống tự do. + Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh. + Tiêm vaccine phòng các bệnh: ND, IB, Gumboro,... |
* Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu quy trình nuôi gà thịt công nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu quy trình nuôi gà thịt lông màu bán chăn thả, chiếu hình 18.5 (SGK – tr102) và yêu cầu HS quan sát. - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 102 SGK: Mô tả tóm tắt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt lông màu bản chăn thả. - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi luyện tập trang 102 SGK: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa quy trình nuôi gà thịt công nghiệp và gà thịt lông màu bán chăn thả. - GV tổng kết về quy trình nuôi gà thịt lông màu bán chăn thả. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr102) + Luyện tập (SGK – tr102) (Đính kèm dưới hoạt động 2) - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2.2. Quy trình nuôi gà thịt lông màu bán chăn thả - Bước 1. Chuẩn bị chuồng trại, bãi thả + Chuồng hở, có tường rào, rèm, bạt che mưa, nắng. + Trong chuồng bố trí giàn đậu bằng tre hoặc gỗ cách nền 0,5 m. + Bãi thả đủ rộng, có bóng râm, có lưới hoặc hàng rào bao quanh. + Đặt máng cát, sỏi xung quanh bãi thả để giúp gà tiêu hoá thức ăn tốt hơn. + Chuồng trại, bãi thả phải được định kì khử trùng. - Bước 2. Úm gà con + Gà con mới nở được nuôi úm đến 5 tuần tuổi và được chăm sóc như gà thịt nuôi công nghiệp. - Bước 3. Nuôi thịt (nuôi bán chăn thả) + Gà được chăn thả tự do khi thời tiết thuận lợi, có nắng ấm, bãi thả khô ráo để gà vận động, tìm thức ăn. + Thức ăn: từ tuần tuổi thứ 5 có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn gồm rau xanh, các loại phụ phẩm nông nghiệp, giun quế,... Hàm lượng protein 16 – 18%, năng lượng tối thiểu 2 900 Kcal/kg. Cho gà ăn 2 lần/ngày (sáng và chiều mát). Cho gà uống nước tự do. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh. + Tiêm vaccine phòng các bệnh: ND, Gumboro, đậu gà, tụ huyết trùng,... |
- Gợi ý trả lời:
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr101):
(1). Vệ sinh và khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh từ đợt nuôi trước, tránh lây nhiễm dịch bệnh cho đàn gà.
(2). Sử dụng cót hoặc bạt làm quây úm ngay tại chuồng nuôi. Đường kính quây trung bình khoảng 2 m, cao khoảng 50 cm, cho 500 gà con 1 ngày tuổi. Trong quây bố trí máng ăn, máng uống và đèn sưởi. Gà con mới nở 1 ngày tuổi được cho vào trong quây, nuôi trong thời gian từ 14 đến 28 ngày. Khi gà lớn (thường sau 4 tuần tuổi) thì nới lỏng hoặc bỏ hẳn quây, nuôi gà trên nền theo đúng quy trình.
*Câu hỏi luyện tập (SGK – tr101):
Quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp gồm 3 bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi: Kiểu chuồng nuôi gà thịt công nghiệp là kiểu chuồng kín hoặc kín - hở linh hoạt. Gà được nuôi trên nền trải trấu hoặc sàn nhựa. Chuồng có hệ thống kiểm soát nhiệt độ và thông thoáng khí, máng ăn, máng uống tự động. Chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng trước khi thả gà vào chuồng.
Bước 2. Úm gà con: Gà con được úm tại chuồng nuôi trong quây cót đến ít nhất 4 tuần tuổi. Nhiệt độ quây úm được điều chỉnh giảm dần theo từng tuần. Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng protein khoảng 19 – 21%. Gà được tiêm phòng vaccine các bệnh Marek, gà rù (ND/Newcastle), Gumboro, đậu gà,...
Bước 3. Nuôi gà thịt: Sau 4 tuần tuổi, tháo bỏ quây úm, gà được nuôi nên theo quy trình. Mật độ nuôi khoảng 8 – 10 con/m2. Nhiệt độ chuồng nuôi điều chỉnh dao động 20 – 22 °C, độ ẩm < 75%. Thức ăn cho gà đảm bảo hàm lượng protein khoảng 17%. Gà được tiêm phòng vaccine phòng các bệnh gà rù, Gumboro,... Thời gian nuôi trung bình khoảng 42 - 49 ngày.
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr102):
- Quy trình nuôi gà thịt lông màu (gà Lương Phượng, gà Mía, gà Ri,...) bán chăn thả gồm 3 bước:
+ Bước 1. Chuẩn bị chuồng trại, bãi thả: dùng kiểu chuồng hở có rèm hoặc bạt che linh hoạt, trong chuồng có giàn đậu. Bãi thả gần chuồng nuôi, có diện tích đủ rộng (mật độ tham khảo khoảng 0,5 - 1 m2/con), có bóng râm và hàng rào/lưới bao quanh.
+ Bước 2. Úm gà con: Gà con được úm tại chuồng nuôi trong quây cót đến ít nhất 5 tuần tuổi. Thời gian này nuôi nhốt hoàn toàn.
+ Bước 3. Nuôi gà thịt: Sau 5 – 6 tuần tuổi, gà được bắt đầu nuôi thả vào ban ngày và nuôi nhốt vào ban đêm hoặc khi thời tiết không thuận lợi. Thức ăn cho gà có thể sử dụng cám công nghiệp hoặc tự phối trộn. Gà được cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Bãi thả và chuồng nuôi được định kì khử trùng. Gà được tiêm phòng vaccine phòng các bệnh gà rù, Gumboro, đậu gà,...
Thời gian nuôi từ 4 đến 12 tháng tuỳ giống gà (gà Ri, gà Mía nuôi 4 tháng; gà Đông Tảo nuôi 12 – 18 tháng; gà Lương Phượng khoảng 5 tháng).
*Câu hỏi luyện tập (SGK – tr102):
Dựa vào một số tiêu chí đánh giá để phân biệt hai quy trình như chuồng nuôi, phương thức nuôi, quy mô và mật độ nuôi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng như bảng sau:
Tiêu chí đánh giá | Gà thịt công nghiệp nuôi nền | Gà lông màu nuôi thả vườn |
1. Chuồng nuôi | Chuồng kín hoặc kín - hở linh hoạt có kiểm soát nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, thông thoáng trong chuồng nuôi. | Chuồng hở thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, không kiểm soát nhiệt độ, gió. → Đòi hỏi có sân chơi, vườn/bãi chăn thả đủ rộng. |
2. Phương thức nuôi | Nuôi nhốt trên nền trải trấu hoặc sàn nhựa. | Nuôi bán chăn thả (gà chỉ nuôi nhốt vào buổi tối và khi thời tiết bất lợi) |
3. Quy mô, mật độ nuôi | Quy mô lớn (nuôi số lượng lớn gà, mật độ nuôi cao). | Quy mô nhỏ, mật độ nuôi thấp |
4. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng | Sử dụng thức ăn công nghiệp. Thức ăn, nước uống được cung cấp tự động. | - Thức ăn: có thể kết hợp thức ăn công nghiệp và tự chế biến; gà tự tìm thức ăn - Sử dụng máng ăn, máng uống truyền thống. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc bò thịt
- Nêu được các bước của quy trình chăn nuôi bò thịt.
- Mô tả được các bước kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bò thịt
- HS tính toán được lượng thức ăn dự trữ cho bò thịt.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác