Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO 

(3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ mô tả được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu thu thập thông tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi
  • Hợp tác theo nhóm để trao đổi, thảo luận về mô hình chăn nuôi công nghệ cao.

Năng lực riêng:

  • Mô tả được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao
  • Trình bày được một số yêu cầu của mô hình nuôi bò sữa công nghệ cao.
  • Mô tả được cách vận hành của hệ thống vắt sữa tự động.
  • Trình bày được yêu cầu của một mô hình nuôi gà công nghệ cao.
  • Mô tả được hệ thống thu trứng tự động tại các trang trại gà công nghệ cao.
  • Vận dụng được kiến thức để tìm hiểu thông tin về các công nghệ đang áp dụng trong chăn nuôi công nghệ cao tại Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng (nếu có).
  • Hình ảnh hoặc video về các mô hình chăn nuôi công nghệ cao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các mô hình chăn nuôi công nghệ cao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở cho HS về mô hình chăn nuôi công nghệ cao.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trao đổi với HS về khái niệm chăn nuôi công nghệ cao và thảo luận về câu hỏi mở đầu: Chăn nuôi công nghệ cao được ứng dụng cho đối tượng vật nuôi nào? Theo em, các trang trại chăn nuôi có nên áp dụng mô hình chăn nuôi công nghệ cao không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

- Chăn nuôi công nghệ cao được ứng dụng cho đối tượng vật nuôi như: bò, lợn, gà.

- Theo em, các trang trại chăn nuôi nên áp dụng mô hình chăn nuôi công nghệ cao. Đặc biệt là các trang trại chăn nuôi lớn, giúp thuận tiện trong quản lí vật nuôi và kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 19 – Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ trình bày được một số mô hình nuôi lợn công nghệ cao. Vận dụng được kiến thức để tìm hiểu thông tin về các công nghệ đang áp dụng trong chăn nuôi lợn công nghệ cao tại Việt Nam.
  2. Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng trang 107 – 109 SGK
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về một số mô hình nuôi lợn công nghệ cao.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 107 SGK:

1. Hãy nêu đặc điểm của chuồng nuôi hiện đại trong nuôi lợn công nghệ cao

2. Theo em, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn có những thuận lợi và khó khăn gì?

3. Hãy cho biết vai trò và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn trong mô hình nuôi lợn công nghệ cao.

- GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi luyện tập trang 109 SGK

 GV tổng kết về một số mô hình nuôi lợn công nghệ cao.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK –tr107, 109)

+ Luyện tập (SGK – tr108)

(Đính kèm dưới hoạt động 1)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1. Mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao

1.1. Chuồng nuôi hiện đại

* Đặc điểm

- Mái tôn kẽm hoặc tôn lạnh cách nhiệt.

- Một đầu dãy chuồng có hệ thống giàn lạnh, đầu kia được bố trí hệ thống quạt hút công nghiệp để hút khí nóng, CO2.

- Có hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động.

- Có hệ thống camera và các thiết bị cảm biến trong chuồng.

* Những thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi:

+ Thuận tiện trong quản lí vật nuôi và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

+ Dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

+ Tiết kiệm nhân công

- Khó khăn: chi phí đầu tư cao.

1.2. Hệ thống cung cấp thức ăn tự động

Hệ thống cung cấp thức ăn tự động cho lợn và gia cầm gồm các thiết bị chính sau:

(i) Silo chứa thức ăn;

(ii) Mô tơ đường truyền xích đĩa, vít tải;

(iii) Đường dẫn truyền thức ăn;

(iv) Phễu nhận thức ăn và hộp định lượng thức ăn;

(v) Cảm biến định lượng thức ăn;

(vi) Máng ăn.

- Nguyên lí hoạt động:

+ Thức ăn được bảo quản trong kho silo.

+ Thức ăn từ silo theo hệ thống đường truyền vít tải, xích tải đến hộp định lượng thức ăn ở cuối đường truyền.

+ Thức ăn được cấp từ hộp định lượng xuống máng ăn.

- Gợi ý trả lời:

*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr107):

  1. Đặc điểm của chuồng nuôi hiện đại trong chăn nuôi công nghệ cao:

- Chuồng nuôi khép kín, có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng,... (mái tôn cách nhiệt, tấm làm mát, quạt hút công nghiệp,...).

- Chuồng nuôi lợn công nghệ cao được bố trí hệ thống camera giám sát và các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và các chất khí (CO2, NH3, H2S,...) giúp thu thập thông tin tiểu khí hậu chuồng nuôi.

- Chuồng nuôi lợn công nghệ cao được tích hợp với hệ thống điều khiển từ xa giúp điều khiển tự động hoạt động của đèn, quạt hút, tấm làm mát,... theo sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống và lứa tuổi của vật nuôi.

- Tấm làm mát và quạt hút công nghiệp là hai thiết bị chính giúp làm mát nhanh, duy trì nhiệt độ ôn định trong chuồng nuôi. Ngoài ra, hai thiết bị này còn giúp loại bỏ bụi, khí thải, hơi nước và duy trì độ ẩm 50 – 70%, tạo một môi trường lí tưởng cho vật nuôi.

- Chuồng nuôi có sử dụng hệ thống quản lí thông minh: thông tin thu thập nhờ hệ thống cảm biến và camera giám sát sẽ được phân tích, đánh giá qua các phần  quản lí chuyên nghiệp và sau đó được chuyển tới người chăn nuôi qua điện thoại thông minh, máy tính bảng.

  1. Việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn có những thuận lợi và khó khăn
  • Thuận lợi:
  • Hệ thống cảm biến giúp ghi nhận thông tin về tình trạng sức khoẻ của vật nuôi, môi trường chăn nuôi (nhiệt độ, độ ẩm,...), giúp người chăn nuôi kiểm soát tình trạng sức khoẻ vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
  • Công nghệ robot, camera giám sát giúp kiểm soát hành vi của vật nuôi, kiểm soát việc sử dụng thức ăn, nước uống, kiểm soát động dục,... giúp thuận tiện trong quản lí vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
  • Tiết kiệm nhân công, đặc biệt trong các công việc nặng nhọc, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cao như dọn vệ sinh chuồng nuôi, thu gom, xử lí chất thải,...
  • Khó khăn:
  • Trang trại cần phải có vốn đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn gồm chi phí cho hệ thống cảm biến, các hệ thống máy tính nối mạng, robot,...; chi phí lớn cho việc bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình vận hành thiết bị từ đó có thể làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi.
  1. Vai trò và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn trong mô hình nuôi lợn công nghệ cao.

Vai trò: Giúp tránh lãng phí thức ăn do rơi vãi hoặc cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu; sử dụng máng ăn tự động, lợn ăn theo đúng định mức theo từng giai đoạn phát triển giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và kiểm soát được chất lượng thức ăn; giúp tiết kiệm nhân công (công chuẩn bị thức ăn, cho ăn).

Nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn tự động trong chăn nuôi lợn:

  • Thức ăn dạng bột hoặc dạng viên được chứa trong bồn chứa (silo) được kết nối với hệ thống cân điện tử để giám sát lượng thức ăn cấp vào – lấy ra hằng ngày cũng như lượng tồn thức ăn trong silo.
  • Thức ăn từ silo được cấp đến hộp định lượng thức ăn thông qua đường dẫn truyền thức ăn (đường truyền vít tải, xích tải).
  • Tại hộp nhận thức ăn cuối đường truyền có gắn sensor định lượng thức ăn theo hạn mức cài đặt (tính theo kg/con/ngày).
  • Lượng thức ăn cấp hằng ngày được giám sát qua các cảm biến và hệ thống kiểm soát điện tử.
  • Khi thức ăn đủ định mức thì sensor sẽ ngắt điện để dừng mô tơ truyền vít tải và thức ăn được thả từ hộp định lượng vào máng ăn nhờ hệ thống ròng rọc.

*Câu hỏi luyện tập (SGK – tr108):

Trong mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao, yêu cầu quản lí chuồng nuôi gồm:

  • Quản lí tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, các khí độc hại);
  • Quản lí vật nuôi (sức khỏe, năng suất, sinh sản, dịch bệnh,...);
  • Quản lí hoạt động của các trang thiết bị trong chuồng nuôi (hệ thống cung cấp thức ăn nước uống tự động);
  • Quản lí các thông tin nhập, xuất gia súc, vận chuyển, khách hàng,...

Quy trình quản lí chung chuồng nuôi gồm các bước:

(i) Thông tin về vật nuôi (giống, ngày nhập/xuất,...) được cập nhật và quản lí bằng hệ thống phần mềm máy tính:

(ii) Hệ thống cảm biến, camera giám sát thu thập các thông tin về tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi và hoạt động của các trang thiết bị trong chuồng nuôi;

(iii) Thông tin được chuyển về hệ thống máy tính trung tâm (máy tính nội bộ) và được phân tích, đánh giá bằng các phần mềm quản lí chuyên nghiệp;

(iv) Đưa ra cảnh báo cho người chăn nuôi.

Ví dụ:

(i) khi nhiệt độ trong chuồng nuôi tăng cao, các sensor sẽ gửi cảnh báo bằng hình thức nháy đèn đỏ tại hệ thống điều khiển, kĩ thuật viên sẽ khởi động hệ thống làm mát để giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

(ii) Khi các cảm biến ghi nhận bất thường ở vật nuôi như lợn bỏ ăn hoặc tần số hô hấp giảm,... các sensor truyền thông tin về máy tính trung tâm và gửi cảnh báo cho bác sĩ thú y hoặc kĩ thuật viên thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính bảng,...

Hoạt động 2. Tìm hiểu về mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ

- Trình bày được một số yêu cầu của mô hình nuôi bò sữa công nghệ cao.

- Mô tả được cách vận hành của hệ thống vắt sữa tự động.

- Vận dụng được kiến thức tìm hiểu thông tin về các công nghệ đang được áp dụng trong chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Việt Nam.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr109, 110 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt.
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mô hình chuồng nuôi hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu mô hình chuồng nuôi hiện đại chiếu hình 19.4 (SGK – tr109) và yêu cầu HS quan sát.

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 109 SGK:

Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ứng dụng kiểu chuồng nuôi và các trang thiết bị hiện đại nào?

- GV tổng kết về  mô hình chuồng nuôi hiện đại

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK –tr109)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

2.1.  Mô hình chuồng nuôi hiện đại

Trả lời CH  hình thành kiến thức trang 109 SGK:

Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ứng dụng kiểu chuồng nuôi kín và các trang thiết bị hiện đại như:

- Chíp điện tử để kiểm soát tình trạng sức khỏe, phát hiện động dục ở bò cái.

- Sử dụng robot đẩy thức ăn cho bò. Hằng ngày robot tự động vun đẩy một lượng thức ăn theo khẩu phần đã định sẵn.

* Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về hệ thống vắt sữa tự động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu Hệ thống vắt sữa tự động, chiếu hình 19.5 (SGK – tr110) và yêu cầu HS quan sát.

- GV yêu cầu HS để thảo luận nhóm: nội dung bài học và trả lời câu hỏi luyện tập, vận dụng trang 110 SGK:

Luyện tập: Mô tả sự vận hành của hệ thống vắt sữa tự động ở hình 19.5.

- GV tổng kết về hệ thống vắt sữa tự động

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Luyện tập (SGK – tr110)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2.2. Hệ thống vắt sữa tự động

- Bước 1: Khởi động hệ thống bơm chân không

- Bước 2: Đưa bò vào nhà vắt sữa, vệ sinh bầu vú trước khi vắt.

- Bước 3: Gắn các đầu núm hút sữa vào vú bò. Sau khi vắt, sữa được qua hệ thống ống dẫn vào bồn chứa lạnh để bảo quản. Sau đó được bơm vào xe bồn lạnh và vận chuyển đến nhà máy chế biến.

Hệ thống vắt sữa tự động đóng vai trò quan trọng trong các trang trại nuôi bò sữa công nghệ cao:

(i) Giúp người chăn nuôi biết được chính xác sản lượng sữa của từng con bò sau khi vắt nhờ cảm biến đo khối lượng sữa;

(ii) Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cải thiện chất lượng sữa;

(iii) Khi phát hiện bò không có sữa hoặc đã vắt hết sữa thiết bị sẽ tự tách cụm núm hút sữa ra khỏi vú bò, kết thúc quá trình vắt sữa;

(iv) Quy trình vắt sữa tự động giúp giảm nhân công và tiết kiệm thời gian vắt sữa.

* Các công nghệ đang được áp dụng trong chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Việt Nam:

- Hệ thống chăm sóc bò sữa tự động

- Hệ thống tiêm bò tự động

- Hệ thống phân tích dữ liệu

- Sử dụng các thiết bị y tế thông minh.

 

- Gợi ý trả lời:

*Câu hỏi luyện tập (SGK – tr110):

Hệ thống vắt sữa vận hành theo các bước sau:

(i) Khởi động hệ thống bơm chân không để tạo ra luồng khí chân không phục vụ quá trình hút sữa.

(ii) Đưa bò vào khu vực vắt sữa. Bò sữa được vệ sinh bầu vú trước khi vắt.

(iii) Công nhân gắn các đầu núm hút sữa vào vú bò (nếu sử dụng robot vắt sữa thì robot sẽ tìm núm vú và gắn các đầu hút vào).

 Sữa được hút và và chảy theo hệ thống ống dẫn vào bồn chứa lạnh để bảo quản vì vậy đảm bảo vệ sinh. Sản lượng sữa của mỗi con bò được ghi lại nhờ các cảm biến tại thiết bị đo khối lượng sữa. (iv) Khi bò cạn sữa, các cụm đầu hút sữa tự động rời ra. Quá trình vắt sữa kết thúc, hệ thống rửa sẽ được khởi động để rửa đường ống và thiết bị vắt sữa. Sữa từ bồn chứa lạnh sẽ được bơm vào các xe bồn lạnh và được vận chuyển tới nhà máy chế biến.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ

- Trình bày được yêu cầu của một mô hình nuôi gà công nghệ cao.

- Mô tả được hệ thống thu trứng tự động tại các trang trại gà công nghệ cao.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 3 SGK tr110, 111 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi hình thành kiến thức, Luyện tập về mô hình nuôi gà công nghệ cao.
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về mô hình nuôi gà công nghệ cao.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chuồng nuôi hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 19.6, chia HS theo 4 nhóm để thảo luận và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 110 SGK:

Hãy nêu đặc điểm của chuồng nuôi gà đẻ công nghệ cao.

- GV tổng kết về chuồng nuôi hiện đại trong chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

3. Mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao

3.1. Chuồng nuôi hiện đại

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 110 SGK:

Đặc điểm

- Chuồng kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và hệ thống camera giám sát.

- Một đầu chuồng có hệ thống các quạt hút, đầu còn lại bố trí hệ thống các tấm làm mát.

- Sử dụng hệ thống băng chuyền và ống dẫn cung cấp thức ăn, nước uống và thu trứng tự động.

- Robot dọn vệ sinh, phun khử trùng và giám sát hoạt động của gà.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hệ thống thu trứng tự động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 19.7 - 19.9, HS thảo luận và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 111 SGK:

Hãy nêu ưu điểm của hệ thống thu trứng tự động trong chăn nuôi gà đẻ.

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu tài liệu trả lời câu hỏi Luyện tập trang 111: Mô tả hệ thống thu trứng tự động tại các trang trại gà đẻ công nghệ cao trong Hình 19.7 – 19.9.

  (Đính kèm dưới hoạt động 3)

- GV tổng kết về hệ thống thu trứng tự động

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

3.2. Hệ thống thu trứng tự động

- Kiểu chuồng kín có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động, thông qua hệ thống cảm biến và camera giám sát.

- Trong chuồng nuôi được bố trí các thiết bị tự động, hiện đại kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng

- Trứng được thu gom tự động và theo hệ thống băng tải chuyền về khu xử lí để xếp thay. Khi soi qua thiết bị hiện đại, trứng tiệt trùng bằng tia UV, loại bỏ trứng có tia máu, nứt vỡ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Chức năng rửa và vệ sinh tự động giúp thiết bị máy móc sạch sẽ, trứng đảm bảo chất lượng.

-  Ưu điểm:

+ giảm công lao động và thời gian thu nhặt trứng;

+giảm tiếp xúc cơ học từ đó giảm nguy cơ đập vỡ trứng;

+ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các khu chăn nuôi gà đẻ;

+ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

 

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 111 SGK:

Ưu điểm của hệ thống thu trứng tự động trong chăn nuôi gà đẻ:

- Tiệt trùng trứng bằng tia UV, loại bỏ trứng có tia máu, nứt vỡ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

- Đảm bảo trứng chất lượng cao, sạch, an toàn đến tay người tiêu dùng.

 

 

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay