Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 7: Nhân giống vật nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Nhân giống vật nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích.
  • Phân tích được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự tin và thực hiện các hoạt động tìm hiểu tài liệu... Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sgk.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, báo cáo kết quả học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sáng tạo giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và học tập.

Năng lực riêng:

  • Nắm được quá trình nhân giống thuần chủng
  • Nắm được các phương pháp lai kinh tế, lai cải tiến, lai cải tạo và lai xa.
  • Biết được quy trình thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm, cấy tuyển phôi cũng như kĩ thuật nhân bản vô tính.
  1. Phẩm chất
  • Có niềm đam mê và yêu thích các loài vật nuôi.
  • Chịu khó tìm tòi, học hỏi và có ý thức tiếp thu kiến thức bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video về nhân giống vật nuôi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về phương pháp nhân giống vật nuôi có ở địa phương em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi gợi ý giúp kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số vật nuôi được nhân giống mà em biết ?

- GV chiếu một số hình ảnh về nhân giống vật nuôi:

 

GV yêu cầu HS: Quan sát hình 7.1 và cho biết ý nghĩa của việc nhân giống vật nuôi trong công tác giống?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:  Ý nghĩa của việc nhân giống vật nuôi trong công tác giống: Nhân đàn, tăng số lượng vật nuôi. Giúp ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhân giống vật nuôi là gì ? Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi ? Mục đích, ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống vật nuôi ? Chúng ta cùng đến với nội dung Bài 7 – Nhân giống vật nuôi.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhân giống thuần chủng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được:

- Khái niệm nhân giống thuần chủng

- Mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 sgk tr34, 35 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức.
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức chính của hoạt động.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề:

+ Nhân giống là cho giao phối con được và con cái với nhau nhằm tạo ra đời sau có năng suất và chất lượng tốt.

+ Nhân giống có hai phương pháp chính: Nhân giống thuần chủng và lai giống.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.1 tr34 sgk và trả lời câu hỏi: Nhân giống thuần chủng là gì? Cho ví dụ.

- GV lấy thêm ví dụ và phân tích giúp HS hiểu rõ khái niệm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát đọc thông tin mục 1 để tìm hiểu nội dung, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp khái niệm nhân giống thuần chủng.

- GV gọi HS khác lấy ví dụ về nhân giống thuần chủng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ 2.

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS bắt cặp, đọc thông tin mục 1.2 tr35 và hình 7.2 sgk trả lời câu hỏi:

+ Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng?

+ Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nào?

- GV chốt lại kiến thức, tiếp tục đặt câu hỏi: Theo em, vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời của mình

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động 2.

1. Nhân giống thuần chủng

1.1. Khái niệm:

- Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.

- Ví dụ: Gà Ri (đực) + Gà Ri (cái) => Gà Ri

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Mục đích của nhân giống thuần chủng:

(1) Tăng số lượng cá thể của giống

(2) Bảo tồn quỹ gene vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng.

(3) Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống.

 

- Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội.

 

* Phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội vì: Số lượng hiện nay còn ít, thiếu nguyên liệu cho các chương trình lai tạo.

 

  1. Lai giống

Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm và mục đích của lai giống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được :

- Khái niệm lao giống

- Mục đích của việc lai giống

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2.1 và 2.2 SGK tr.35, 36 và trả lời câu hỏi liên quan, hình thành kiến thức.
  2. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời, từ đó nắm được khái niệm và mục đích của lai giống.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi: Thế nào là lai giống?

- GV lấy ví dụ sgk cho HS hiểu phương pháp lai giống:

Bò đực HF (Hà Lan)  x bò cái nền lai Sind = F1 HF.

- Sau khi phân tích ví dụ, GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao con lai F1 của bò HF (con lai được tạ ra từ bò đực HF và bò cái lai Sind) lại thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu Việt Nam?

+ Hãy nêu thêm một số ví dụ về lai giống vật nuôi?

- GV đặt vấn đề: Từ khái niệm và ví dụ cụ thể, em hãy cho biết mục đích của việc lai giống là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV quan sát, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp nội dung đã thảo luận.

- GV yêu cầu HS  khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Lai giống

2.1. Khái niệm

- Lai giống là cho giao phối con đực với con cái khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ.

- Ví dụ: Gà trống Rốt   x  gà mái Ri = gà lai Rốt – Ri

* Giải thích:

+ Bò bố HF có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện ôn đới,

+ Bò mẹ lai Sind có khả năng chịu đựng trong điều kiện khô hạn và nóng ẩm của vùng nhiệt đới.

=> Con lai F1 có khả năng thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu Việt Nam.

2.2. Mục đích của lai giống

Tạo được ưu thế lai  -> tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con -> tăng hiệu quả chăn nuôi.

 

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 7: Nhân giống vật nuôi

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Nhân giống vật nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay