Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 5: Giống vật nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Giống vật nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

BÀI 5: GIỐNG VẬT NUÔI (1 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ trình bày được khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự tin và thực hiện các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế... Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sgk.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hợp tác, làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, báo cáo kết quả học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sáng tạo giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và học tập.

Năng lực riêng:

  • Nhận diện được các đặc điểm cơ bản của một số giống vật nuôi ở địa phương.
  • Liên hệ thực tiễn và phân tích ưu điểm và nhược điểm một số giống vật nuôi khi áp dụng vào địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Có niềm đam mê và yêu thích các loài vật nuôi.
  • Chịu khó tìm tòi, học hỏi và có ý thức tiếp thu kiến thức bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video về một số giống vật nuôi ở các địa phương trong cả nước.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về một số giống vật nuôi có ở địa phương em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi gợi ý giúp kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số giống vật nuôi và nêu một số đặc điểm cơ bản của giống vật nuôi đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Gà đen (gà H’Mông) có đặc điểm:

  • Giống gà có ngoại hình cao to, mào râu, mào cờ đen tuyền
  • Lông màu hung đen, hung nâu, sọc dưa (có thể trắng)
  • Da đen, thịt đen, xương đen, chân đen, phủ tạng đen, chỉ có 4 ngón chân.

Một số hình ảnh về gà đen:

 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Giống vật nuôi

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Khái niệm giống vật nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được:

- Khái niệm giống vật nuôi.

- Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 sgk tr26, 27 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức.
  2. Tìm hiểu khái niệm giống vật nuôi.
  3. Tìm hiểu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức chính của hoạt động.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.1sgk tr26 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu khái niệm giống vật nuôi?

- GV chiếu một số hình ảnh về giống vật nuôi cho HS quan sát và hiểu rõ hơn về khái niệm.

Vịt bầu

Gà mía

Trâu nội

Gà polymouth

- GV chốt lại khái niệm giống vật nuôi, chiếu hình ảnh 5.1 ; 5.2 và 5.3 trong sgk trang 26 cho HS quan sát.

  

- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của các giống vật nuôi có trong hình trên?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát đọc thông tin mục 1 và hình ảnh liên quan để tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau:

Khái niệm giống vật nuôi.

+ Đặc điểm cơ bản của giống lợn Móng Cái, giống gà Leghorn và giống vịt cỏ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ 2.

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.

 

1. Khái niệm giống vật nuôi

1.1. Khái niệm:

- Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng đảm bảo để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

 

*Đặc điểm một số giống vật nuôi:

- Giống lợn Móng Cái: đầu màu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ.

- Giống gà Leghorn: Bộ lông và dái tai màu trắng, chân màu vàng, mắt màu đỏ.

- Giống vịt cỏ:

+ Bộ lông nhiều màu khác nhau. + Tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi

 

------------------Còn tiếp-------------------

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 5: Giống vật nuôi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Giống vật nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay