Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 16: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (1 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi của GV.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được ứng dụng của CNSH trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phòng bệnh cho gia cầm, cho con người trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương.
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video về hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở trâu bò.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu một số ứng dụng CNSH trong chẩn đoán, phòng trị bệnh cho vật nuôi.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Hãy kể tên một số ứng dụng CNSH trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Một số ứng dụng CNSH trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho vật nuôi: công nghệ di truyền ứng dụng trong chẩn đoán bệnh; công nghệ ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm dùng trong phòng và trị bệnh (vaccine, kháng sinh, kháng thể, protein có hoạt tính sinh học,...).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 16 – Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được

- Khái niệm của chẩn đoán di truyền.

- Ưu và nhược điểm của phương pháp PCR trong chẩn đoán bệnh vật nuôi.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr87 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi.
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 SGK tr87 và trả lời câu hỏi:

+ Chẩn đoán di truyền là gì?

- GV chiếu hình ảnh ưu và nhược điểm của phương pháp PCR (hình 16.1) cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp PCR trong chẩn đoán bệnh vật nuôi.

Hình 16.1. Ưu và nhược điểm của phương pháp PCR

- GV tổng kết về khái niệm chẩn đoán di truyền; ưu và nhược điểm của phương pháp PCR.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

*Luyện tập (SGK – tr87):

- Ưu điểm của phương pháp PCR:

+ Cho kết quả nhanh.

+ Độ nhạy cao.

+ Độ chính xác cao.

-  Nhược điểm của phương pháp PCR:

+ Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.

+ Thiết bị phức tạp, đắt tiền.

+ Quy trình kĩ thuật phức tạp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1. Ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi

- Chẩn đoán di truyền là sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như nucleic acid (DNA, RNA), đoạn gene hay bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.

- Kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị phân tử được ứng dụng phổ biến là phương pháp PCR.

- Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau.

- Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do virus và vi khuẩn.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên được một số công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất Vaccine hiện nay.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr87, 88 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2 SGK tr88 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy kể tên một số công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine hiện nay.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi luyện tập: Vì sao cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi?

- GV tổng kết về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi:

+ Một số công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine hiện nay: Công nghệ vaccine tái tổ hợp, kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene, sử dụng virus mang hay virus vector (baculovirus).

+ Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi Ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh; quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp; vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi

- Các công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine gồm: công nghệ vaccine tái tổ hợp, kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene, sử dụng virus mang hay virus vector (baculovirus).

- Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới có thể nucleic acid hoặc các đoạn gene, protein của mầm bệnh mà không phải là vi sinh vật hoàn chỉnh, do đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm so với phương pháp cổ điển.

- Ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh; quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp; vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 16: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay