Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực công nghệ:
- Năng lực chung:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS xung phong trình bày câu trả lời của mình trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung Bài 16: Quy trình trồng trọt.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về làm đất, bón đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi : + Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng ? + Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn ? - GV dẫn dắt và cho HS thảo luận nhóm 4 thực hiện các yêu cầu sau : 1. Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cần lên luống để trồng : lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc ? 2. Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây trong mùa mưa. Vì sao ? - GV yêu cầu HS đọc thông tin 1.3 và cho biết các phương pháp bón lót. Sau đó, yêu cầu HS thực hiện : 3. Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót ? Vì sao ? 4. Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào. Hãy lấy ví dụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs nghiên cứu thông tin SGK và lời câu hỏi : 1. Cây nhãn 2. Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng cây vào mùa mưa. 3. Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3, DAP 18-46,NPK 16.16.8,… Vì phân dễ hòa tan, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp giúp làm xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. 4. - Bón vãi: ngô, dưa chuột, dưa hấu , dưa lưới, chè - Bón theo hàng: phù hợp với các loại cây rau và các cây trồng theo luống. VD: cây ngô, cây mía, cây lúa,... - Bón theo hốc: phù hợp với cây ăn quả. VD: bưởi, táo, ổi, lê, cam - Bón theo hố: cây mộc, cây tường vi,.. - GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Làm đất, bón đất 1.1. Cày, bừa đất - Cày, bừa : làm nhỏ, tơi xốp đất giúp cho bộ rễ cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng trong đất. - Đối với cây trồng nước : Cần chọn đất ruộng trũng, ngập nước. - Đối với cây trồng cạn : Cần chọn đất cao ráo, bằng phẳng, sẽ thoát nước. 1.2. Lên luống - Đối với cây trồng cạn, ngắn ngày (cây hàng năm) thường phải lên luống. - Lên luống ngay thẳng, bằng phẳng, kích thước luống thích hợp với từng loại cây trồng và mùa vụ trồng trọt. 1.3. Bón phân lót Các phương pháp : - Bón vãi : rải đều trên mặt luống. - Bón theo hàng : rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch. - Bón theo hốc : bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng. - Bón theo hố : đào hố và đổ phân vào. => Kết luận : - Đất trồng cây cần được cày bừa kĩ, tơi xốp, sạch cỏ dại, sạch mầm mống sâu bệnh hại. - Bón phân hợp lí : đúng lúc, đúng loại, đúng cách, đúng liều lượng.
|
-----------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác