Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Nhận biết, phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng, giống cây trồng.
- Năng lực công nghệ: Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.
- Năng lực chung:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 và chỉ ra những yếu tố chính trong trồng trọt có quan hệ với cây trồng được minh hoạ trong hình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước (mưa), thành phần không khí (N2,02, C02), dinh dưỡng, đất, giống cây trồng,...
- GV dẫn dắt vào bài học: Để biết được các loại cây trồng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3 – Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt độ ảnh hưởng đến cây trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 và suy nghĩ câu hỏi: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp và hô hấp của cây trồng?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.2 và chỉ rõ phạm vi nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây khoai tây được biểu thị trong hình. Từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng nhiệt độ đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- GV có thể đặt thêm câu hỏi: Hiệu suất quang hợp và hô hấp tăng hay giảm có ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi: Có những loại cây trồng nào? Phân loại cây trồng theo nguồn gốc có ý nghĩa gì đối với trồng trọt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức - GV mở rộng: | 1. Nhiệt độ - Nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cây trồng: + Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp, tăng hiệu suất hô hấp. + Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp. - Phạm vi nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây khoai tây trong khoảng từ 20 - 26°c. Trong phạm vi đó, cây khoai tây có hiệu suất quang hợp cao (đạt cao nhất ở 26°C), hiệu suất hô hấp thấp (giảm tiêu hao vật chất là sản phẩm quang hợp). Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. + Nhiệt độ cao làm hạt mất sức sống; rề, thân lá sinh trưởng kém; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém; rút ngắn thời gian sinh trưởng; nhiều loại cây trồng khó tạo củ (khoai tây, hành tây, cải củ,...), khó cuốn bắp (cải bắp. xà lách,...). + Nhiệt độ thấp làm hạt khó nảy mầm, cây còi cọc chậm phát triển; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm giảm khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng; giảm năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.
- Hiệu suất quang hợp và hô hấp ảnh hưởng đến cây trồng: + Hiệu suất quang hợp tăng cây sinh trưởng tốt. + Hiệu suất hô hấp tăng cây sinh trưởng chậm, nhanh già hoá.
|
------------------------Còn tiếp-----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác