Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực công nghệ:
- Năng lực chung:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về ý nghĩa của câu tục ngữ: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”.
- Từ câu trả lời của HS, GV chiếu một số hình ảnh để HS bước đầu phân biệt được cây sinh trưởng trưởng từ giống tốt và giống không tốt:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS xung phong trình bày câu trả lời của mình trước lớp.
- Gợi ý trả lời: Câu tục ngữ thể hiện vai trò quan trọng của giống trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể trong câu tục ngữ là giống lúa; có mối liên hệ chặt chẽ giữa giống lúa tốt, sẽ cho cây mạ khoẻ, cây lúa sinh trưởng mạnh là tiềm năng cho năng suất thóc cao.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung Bài 9: Giống cây trồng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về giống cây trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh 9.1 A, B và 9.2 yêu cầu HS: 1. Hoàn thành bảng sau:
2. Hãy so sánh sự giống và khác nhau về hình dạng và màu sắc của hạt ngô trong hình 9.2. - Từ kết quả HS trình bày, GV nhận xét câu trả lời, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi hình thành kiến thức : + Theo em, giống cây trồng là gì? + Giống cây trồng có những đặc trưng nào? - GV yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi, quan sát hình 9.5 trả lời câu hỏi luyện tập trang 51 sgk. + Quan sát hình 9.5 và giải thích vì sao lại có sự khác nhau về màu sắc của hai quả bí đỏ A và B trên cùng một cây? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs nghiên các hình 9.1, 9.2, 9.5 trong SGK trang 50,51 liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi - GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời: 1. Hoàn thành bảng: · Hình 9.1A: Hình dạng thuôn và dài, lá bao màu xanh, râu ngô màu nâu. · Hình 9.1B: Hình dạng mập, lá bao màu tím, râu ngô màu tím. 2. Sự giống và khác nhau về hình dạng, màu sắc của hạt ngô trong hình 9.2: · Giống nhau: Các hạt ngô trên bắp ngô có hình dạng và cách sắp xếp trên bắp ngô tương đối giống nhau. Màu sắc ở một số bắp giống nhau. · Khác nhau: Kích thước và độ lớn của hạt (trắng,vàng, tím…), số lượng và sự phối trộn các hạt có màu sắc khác nhau trên cùng một bắp. LT: Trong điều kiện chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời nên quả bí A có màu vàng đậm hơn, trong khi đó, quả bí B tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gián tiếp vì bị lá che lấp nên có màu vàng nhạt => Sự khác nhau về màu sắc vỏ quả bí đỏ là do yếu tố môi trường tác động. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Giống cây trồng - Khái niệm: Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau ; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống ; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng… - Giống cây trồng ngoài bị kiểm soát bởi gen còn chịu sự tác động của môi trường. |
----------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác