Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Soạn mới Giáo án địa lí 11 KNTT bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

BÀI 11: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tử liệu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học Địa lí Phân tích được các yếu tố của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
  • Tìm hiểu địa lý Sử dụng các công cụ Địa lí học (bản đồ tự nhiên, bản đồ phân bố dân cư, tranh ảnh, bảng số liệu....), khai thác internet phục vụ môn học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng trí thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên, dân cư khu vực Đông Nam Á.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
  • Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị văn hoá khác nhau của khu vực Đông Nam Á.
  • Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ làm việc nghiêm túc và tinh thần phát triển kinh tế cho địa phương, đất nước và khu vực.
  • Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ tự nhiên, bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á.
  • Video, tranh ảnh về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á.
  • Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
  • Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:

+ https://data.worldbank.org/

+ https://www.adb.org/where-we-work/main

+https://www.gso.gov.vn/

+ https://cacnuoc.vn,...

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về tự nhiên, dân cư khu vực Đông Nam Á ở cấp học dưới với bài học. Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn,

- GV chia lớp thành 4 đội, yêu cầu HS trong thời gian 1 phút liệt kê các quốc gia Đông Nam Á lục địa hoặc Đông Nam Á hải đảo, những cảnh đẹp, những nét đẹp về văn hoá - xã hội, các thành phố lớn.

- Đội nào kể được nhiều hơn đội đó giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

BAGAN, MYANMAR

VỊNH LAN HẠ, VIỆT NAM

HỒ KELIMUTU, INDONESIA

RUỘNG BẬC THANG BANAUE, PHILIPPINES

ĐẢO ATAURO, ĐÔNG TIMOR

PHỐ NGƯỜI HOA Ở SINGAPORE

 

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Đông Nam Á đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và có nên kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Các đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của khu vực này?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Xác định được vị trí của khu vực và kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.
  2. Sản phẩm học tập: phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ:  Đọc thông tin mục I và hình 11.1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:

+ Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

+ Xác định các quốc gia, khu vực, các biển và đại dương tiếp giáp khu vực Đông Nam Á.

+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, viết ra các câu khái quát về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chỉ định một số cặp HS chia sẻ ý kiến và mời một số HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn trước lớp.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo,

Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, phần đất trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N, phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.

+ Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.

- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế nhưng cũng là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tại như bão, động đất, núi lửa, sóng thần....

+ Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Có vị trí địa – chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

 

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tào nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu:

- HS trình bày được đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

- Đọc được bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và các hình ảnh hoặc thông tin, câu chuyện về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS quan sát và xác định hình ảnh, thông tin đó thể hiện điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào của khu vực Đông Nam Á.

-  GV chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực. Mỗi nhóm được chỉ định tìm hiểu 3 đặc điểm tự nhiên bất kì (có thể là 1 – 2 – 3,4 – 5 – 6 hoặc 1 – 3 – 5,2-4-6). GV giao nhiệm vụ:  Đọc thông tin mục II và dựa vào hình 11.1, hoàn thành nội dung của phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:…….

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình và đất đai

 

 

Khí hậu

 

 

Sông, hồ

 

 

Sinh vật

 

 

Khoáng sản

 

 

Biển

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

- GV có thể mở rộng kiến thức:

+ Đông Nam Á hải đảo là khu vực tập trung các nhóm đảo lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 20 000 đảo nhỏ và nhiều quần đảo. Trong đó, Ca-li-man-tan là đảo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất ở châu Á. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin là hai quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới. Do các quần đảo nằm kế sát vành đai lửa châu Á – Thái Bình Dương nên có nhiều núi lửa và động đất, sóng thần. Khí clo từ tro bụi núi lửa có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến giao thông hàng không. Tuy nhiên, tro núi lửa lâu ngày tạo nên các khoáng chất khiến đất màu mỡ, là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp.

+ Vấn đề hợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia ở Đông Nam Á đang ngày càng trở nên phức tạp hơn do sự phụ thuộc lẫn nhau về tài nguyên, nguồn nước, nguồn lao động, các hoạt động kinh tế và cùng giải quyết các vấn đề môi trường

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Điều kiện tự nhiên và tào nguyên thiên nhiên

(Bảng bên dưới)

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 kết nối mới, soạn giáo án địa lí 11 kết nối bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á, giáo án địa lí 11 kết nối

Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay