Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp nêu những hiểu biết cá nhân về kinh tế khu vực Đông Nam Á (các ngành, sản phẩm nổi bật... ).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Những năm gần đây, kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò và vị thế của khu vực ngày càng được nâng cao. Kinh tế khu vực Đông Nam Á phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.
- Nhận xét được các bảng số liệu, biểu đồ về nội dung tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ + Đọc SGK mục I, kết hợp với kiến thức của bản thân, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á. + Dựa vào bảng 12.1, nhận xét về quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của khu vực Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 2000 – 2020. + Dựa vào hình 12.1, nhận xét cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a và Việt Nam giai đoạn 2005-2020. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV có thể mở rộng thêm kiến thức trong quá trình dạy học như: + Cung cấp hình ảnh, số liệu thể hiện tốc độ và thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2020 để thể hiện sự chênh lệch giữa các quốc gia; + Thách thức đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao trình độ lao động và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. + Ngoài ra, các hạn chế trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia thể hiện ở việc phụ thuộc quá nhiều vào thương mại và dòng vốn đầu tư quốc tế, chế độ bảo trợ xã hội còn chưa toàn diện, có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước những biến động toàn cầu như khủng hoảng tài chính, dịch bệnh.... + Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang tích cực chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, với trọng tâm là nâng cao nguồn lực con người và đẩy mạnh phát triển nghiên cứu nhằm bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tình hình phát triển kinh tế - Tình hình phát triển chung + Khu vực Đông Nam Á có quy mô GDP đứng thứ ba châu Á và tăng khá nhanh. + Khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới. + Cơ cấu kinh tế của hầu hết các quốc gia đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. + Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển cũng như đang đối mặt với nhiều thách thức. - Nguyên nhân: Các quốc gia tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động cũng như thu hút được các nguồn , đầu tư bên ngoài |
--------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác