Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
+ https://www.ase anstats.org/
+ https://wwwcusasean.org/
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết: Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập cách đây hơn nửa thế kỉ nhằm thúc đẩy hợp tác liên chính phủ trong tất cả các lĩnh vực ASEAN có gì giống và khác biệt so với các tổ chức liên kết khu vực khác trên thế giới. Những thành tựu và thách thức mà ASEAN đã đạt đượ và đang đối mặt là gì?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Hoạt động 1: Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
- Xác định được mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN; so sánh được với EU về mục tiêu;
- Trình bày được cơ chế hoạt động của ASEAN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 1, kết hợp hiểu biết của bản thân, nêu các mục tiêu của ASEAN. - GV yêu cầu HS liên hệ bài EU và nội dung bài học để tìm những điểm giống nhau và khác nhau trong mục tiêu của hai khối. - GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 để tìm hiểu Cơ chế hoạt động của ASEAN thể hiện qua nguyên tắc và phương thức hoạt động cùng các cơ quan của khối. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, lựa chọn thêm thông tin và viết ra giấy các nội dung cần tìm hiểu - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - Một vài HS đọc câu nhận xét của mình trước lớp. Các HS khác bổ sung (nếu có). - GV mở rộng kiến thức: + Mục tiêu của ASEAN thể hiện trong Tuyên bố Băng Cốc là phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Lá cờ ASEAN tượng trưng cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho hoà bình và sự định. Màu đồ thể hiện dũng khí và sự năng động. Màu trắng nói lên sự thuần khiết. Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN * Mục tiêu: - Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm: + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển. + Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt. + Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính...). + Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác. - Cùng là tổ chức liên kết khu vực, EU và ASEAN giống nhau về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và vai trò. EU tiến tới nhất thể hoá, ASEAN hướng tới thành một cộng đồng vững mạnh. EU hợp tác toàn diện và có tầm ảnh hưởng lớn hơn ASEAN. - Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận. - Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan + Cấp cao ASEAN: Cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN: xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trị và có thể được triệu tập khi cần thiết. + Hội đồng Điều phối ASEAN: Chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN), điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN, xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN. + Các Hội đồng ASEAN: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách. + Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng: Thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN. |
Hoạt động 2: Một số hợp tác của ASEAN
- Trình bày được các hợp tác về kinh tế và xã hội của ASEAN.
- Phân tích được số liệu, tư liệu về vị thế của ASEAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia sẻ với HS hình ảnh, video về một số hợp tác kinh tế, văn hoá, y tế tiêu biểu của ASEAN và nêu nhiệm vụ: Dựa vào video, hình ảnh và thông tin mục III, hãy lấy ví dụ cụ thể về các hợp tác kinh tế, văn hoá, y tế của ASEAN.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu thông tin, trình bày sản phẩm và lựa chọn hình thức báo cáo trước lớp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức cho HS báo cáo, có thể dưới dạng buổi triển lãm hoặc cuộc thi. GV chuẩn bị sản phiếu đánh giá để các nhóm đánh giá lẫn nhau (về nội dung, hình thức, cách báo cáo và trả lời câu hỏi - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | II. Một số hợp tác của ASEAN
|
------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác