Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 31: Kinh tế cộng hòa Nam Phi

Soạn mới Giáo án địa lí 11 KNTT bài Kinh tế cộng hòa Nam Phi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 31: KINH TẾ CỘNG HÒA NAM PHI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm khái quát sự phát triển kinh tế, các đặc điểm nổi bật của các ngành kinh tế Cộng hòa Nam Phi.
  • Sưu tầm, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau về kinh tế Cộng hòa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Sử dụng các công cụ Địa lí học:

+ Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; bản đồ phân bố công nghiệp Cộng hòa Nam Phi.

+ Nhận xét, phân tích được các bảng số liệu thống kê (GDP và tốc độ tăng GDP; sản lượng mới một số sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp; trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ).

+ Vẽ được biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hòa và dịch vụ của Cộng hòa Nam Phi từ số liệu đã cho.

  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung bài học.  
  • Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học.  
  1. Phẩm chất
  • Ham học: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết.
  • Thái độ tôn trọng các giá trị nhân văn khác nhau.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Cộng hòa Nam Phi.
  • Bản đồ phân bố công nghiệp Cộng hòa Nam Phi.
  • Tranh ảnh, video về kinh tế của Cộng hòa Nam Phi.
  • Đường link một số trang web tìm hiểu dữ liệu về Cộng hòa Nam Phi:

+ https://cacnuoc.vn/

+ https://data.worldbank.org

+ https://www.gso.gov.vn

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông quan hoạt động, HS:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu thảo luận theo cặp nêu những hiểu biết cá nhân về kinh tế Cộng hòa Nam Phi (ví dụ những sản phẩm nông sản trái cây xuất khẩu sang Việt Nam, một ngành kinh tế nổi bật…).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Cộng hòa Nam Phi được coi là nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Với nền kinh tế phát triển, Nam Phi đã xuất khẩu sang Việt Nam một số nông sản như rau củ, rượu vang hay khoáng sản nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước. Nền kinh tế Nam Phi là nền kinh tế phát triển toàn diện giữa các ngành và thu hút sự đầu tư của nhiều quốc gia.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Cộng hòa Nam Phi là một trong những quốc gia phát triển nhất châu Phi. Nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi có đặc điểm gì nổi bật? Các ngành kinh tế hiện nay đang phát triển như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái quát sự phát triển nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu về GDP; tốc độ tăng GDP và cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 31.1, thông tin mục I SGK tr.159 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày khái quát sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Với những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đất nước Nam Phi, đất nước cầu vồng đã khẳng định và luôn giữ vững vị thế một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

- GV yêu cầu HS làm cá nhân, khai thác Bảng 31.1, thông tin mục I SGK tr.159 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày khái quát về sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi (Đính kèm Bảng phía dưới Hoạt động 1).

- GV gợi ý cho HS:

+ Nhận xét về GDP và tốc độ GDP của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020.

+ Nhận xét cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020.

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS trình bày kết quả thảo luận tình hình phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

- GV yêu cầu các  1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nam Phi– nền kinh tế công nghiệp hóa đa dạng nhất trên lục địa đã đóng góp cho Châu Phi những tích cực về mặt kinh tế và có tầm ảnh hưởng đến bản đồ kinh tế thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tình hình phát triển kinh tế.

- GDP của Cộng hòa Nam Phi tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2000 – 2020. Từ 151,8 tỉ USD (năm 2000) tới 335,4 tỉ USD (năm 2020).  

- Tốc độ tăng trưởng GDP không đều, năm 2020 suy giảm (-0,6%).

- Ngành dịch vụ đóng góp tỉ trọng cao nhất vào GDP của Cộng hòa Nam Phi (hơn 60%), sau đó ngành công nghiệp và xây dựng (hơn 20%), ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (2,5% năm 2020).

Bảng 31.1. Một số chỉ số kinh tế của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020

Năm

Chỉ số

2000

2010

2019

2020

GDP theo giá hiện hành (tỉ USD)

151,8

417,4

387,9

335,4

Tốc độ tăng GDP (%)

4,2

3,0

0,1

6,4

Cơ cấu GDP

(%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

2,6

2,1

2,0

2,5

Công nghiệp và xây dựng

28,2

25,3

23,6

23,4

Dịch vụ

61,2

64,3

64,4

64,6

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

8,0

8,3

10,0

9,5

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Cộng hòa Nam Phi.

- Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Cộng hòa Nam Phi năm 2020.

- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê sản phẩm nông nghiệp.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 31.1, Bảng 31.2, thông tin mục II.1 SGK tr.159 - 161 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Cộng hòa Nam Phi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Cộng hòa Nam Phi có lĩnh vực nông nghiệp lớn và là nhà xuất khẩu lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 31.1, Bảng 31.2, thông tin mục II.1 SGK tr.159 – 161 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Cộng hòa Nam Phi (Đính kèm ảnh và bảng phía dưới Hoạt động 2).

- GV gợi ý cho HS:

+ Tại sao tỉ trọng cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Cộng hòa Nam Phi lại thấp?

+ Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của Cộng hòa Nam Phi.

+ Chứng minh nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng.

+ Ngành lâm nghiệp có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế và môi trường của Cộng hòa Nam Phi.

+ Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của Cộng hòa Nam Phi.

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video liên quan đến ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Cộng hòa Nam Phi

Người lao động làm việc trên nông trại ở trung tâm     

      

              Chăn nuôi đà điểu tại Nam Phi

https://www.youtube.com/watch?v=wVvX2fVoWxI

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, video, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Cộng hòa Nam Phi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Ngành nông – lâm – thủy sản của Nam Phi tuy tỉ trọng thấp nhưng lại là nhà xuất khẩu lớn cho các sản phẩm nông nghiệp sang thị trường nước ngoài trong đó có Việt Nam.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Một số ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.  

Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Cộng hòa Nam Phi có vai trò quan trọng lớn đối trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân tại đất nước cầu vồng này.

- Tỉ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi rất thấp do nguyên nhân như:

+ Diện tích đất canh tác hạn chế.

+ Khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc khô cằn.

+ Tình trạng thiếu nước tưới tiêu.

+ Hình thức chăn nuôi quảng canh là chính.

+ Chính phú chú trọng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ hơn.

- Các cây trồng quan trọng của Cộng hòa Nam Phi: ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại. Các vật nuôi phổ biến là bò, cừu, dê, lợn.

- Nông nghiệp:

+ Có sự phân hóa theo vùng.

+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi, lượng mưa cao như vùng ven biển đông nam và phía nam.

+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.

- Lâm nghiệp:

 + Ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.

+ Ngành tạo ra việc làm và cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như sản xuất giấy, bột giấy, cưa, xẻ gỗ.

+ Có ý nghĩa trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thủy sản:

+ Chưa thực sự phát triển, với sản lượng thủy sản khai thác năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.

+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng nhưng còn thấp.

 

Bảng 31.2 Một số nông sản của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020

Sản phẩm

2000

2010

2020

Lúa mì (triệu tấn)

2,4

1,4

2,1

Ngô (triệu tấn)

11,4

12,8

15,3

Mía (triệu tấn)

23,8

16,0

18,2

Đàn bò (triệu con)

13,6

13,7

12,3

Đàn cừu (triệu con)

28,6

24,5

21,6

(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022)

Hoạt động 3: Công nghiệp 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi.

- Xác định được sự phân bố của các ngành công nghiệp thông qua bản đồ phân bố công nghiệp.

- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu công nghiệp.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 31.2, Bảng 31.3, thông tin mục II.2 SGK tr.161 - 163 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp Cộng hòa Nam Phi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Ngành công nghiệp là một trong những ngành thế mạnh của Nam Phi khi ngành công nghiệp của quốc gia cầu vồng chiếm tới 40% tổng sản lượng công nghiệp của Châu Phi.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 31.2, Bảng 31.3, thông tin mục II.2 SGK tr.161 – 163 và trả lời câu hỏi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3): Hãy trình bày đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp Cộng hòa Nam Phi.

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến ngành công nghiệp Cộng hòa Nam Phi

           

Các thợ mỏ chuẩn bị khai một thiết bị khoan                  ở mỏ vàng tại Nam Phi

     

           

        Vùng đất nghèo ở Nam Phi sở hữu mỏ crom

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Cộng hòa Nam Phi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Cộng hòa Nam Phi. Hiện nay ngành công nghiệp của Lục địa đen là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, đồng thời ngành khai khoáng đã đem lại cho Nam Phi nguồn ngoại tệ to lớn.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Ngành công nghiệp

- Tình hình phát triển:

+ Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

+ Mặc dù tỉ trọng GDP có xu hướng giảm mạnh nhưng ngành công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của Cộng hòa Nam Phi, chiếm 25,9% GDP và sử dụng gần ¼ lực lượng lao động cả nước.

+ Là ngành tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng cho đất nước.

- Các ngành công nghiệp quan trọng:

+ Khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo nên nhiều việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Ngành này tập trung tại khu vực nội địa, nơi có tài nguyên khoáng sản phong phú.

+ Luyện kim phát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có.

+ Điện tử - tin học, sản xuất ô tô, dệt may, hóa chất cũng là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.

- Các trung tâm công nghiệp: Kếp – tao, Giô – han – ne – xbơc, Po Ê – li – da – bét, Đông Luân Đôn, Đuốc – ban.

Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 31: Kinh tế cộng hòa Nam Phi

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 kết nối mới, soạn giáo án địa lí 11 kết nối bài Kinh tế cộng hòa Nam Phi, giáo án địa lí 11 kết nối

Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay