Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
+ Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích được vị thế của EU, một số biểu hiện về hợp tác và liên kết của EU.
+ Đọc được bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... để xác định quy mô, tổ chức, vị thế của EU.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:
K (Em đã biết gì về liên minh châu Âu EU) | W (Em muốn biết gì về liên minh châu Âu EU) | L (Em đã học được gì về liên minh châu Âu EU) |
|
|
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi, hoàn thành cột KW.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Liên minh châu Âu (EU) là một liền kết kinh tế khu vực lớn, đạt nhiều thành tựu về hợp tác khu vực trên thế giới. Vay EU hoạt động với mục tiêu và thể chế như thế nào? Vi thế của EU trong nên kinh tế thế giới và sự hợp tác, liên kết trong EU được thể hiện ra sao?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn.
Hoạt động 1: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Đọc được bản đồ, bảng số liệu... để xác định quy mô của EU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kết hợp SGK, hãy nêu khái quát quy mô của EU. - GV đưa các hình ảnh hoặc thông tin, câu chuyện về hoạt động của EU, yêu cầu HS quan sát và xác định hình ảnh, thông tin đó thể hiện mục tiêu nào của EU. - GV đưa ra tình huống: Có một doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với EU và gặp em để nhờ tư vấn về các cơ quan thể chế của EU. Em sẽ trình bày gì về các cơ quan thể chế của EU đề doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và hoạt động của từng cơ quan. - GV chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 4 – 5 HS. HS đọc SGK, lựa chọn thêm thông tin và viết ra giấy vai trò, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan thể chế nhóm mình tìm hiểu. Các nhóm cùng nhiệm vụ trao đổi với nhau và thống nhất nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, tự viết ra 1 câu khái quát về quy mô của EU. - GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung này; HS đưa ra thông tin, các HS khác trong lớp xác định thông tin đó thể hiện mục tiêu nào. - HS quan sát hình ảnh hoặc lắng nghe các thông tin và xác định mục tiêu - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV có thể giảng giải các khái niệm, thuật ngữ trong bài học. GV cần yêu cầu HS trình bày lại theo cách hiểu của mình, triển khai thành các ý cụ thể hơn hoặc lấy thêm các ví dụ.... Khi đó mới chứng tỏ HS đã xác định được mục tiêu và thể chế hoạt động của EU. - Về mục tiêu của EU, GV cần nhắc cho HS xác định mục tiêu theo Hiệp ước Li-xbon, là mục tiêu hiện nay của EU. Mục tiêu theo Hiệp ước Ma-xtrích là mục tiêu từ khi thành lập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Một vài HS trình bày câu trả lời của mình. Các HS khác nhận xét. - GV mở rộng: Để phù hợp với quá trình hợp tác, phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon (2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu. - Ngoài 4 cơ quan thể chế, EU còn có 3 cơ quan quản lí về tư pháp, tài chính và kiểm toán (Toà án Công lí của EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Toà án Kiểm toán châu Âu). Các cơ quan khác phụ trách các lĩnh vực kinh tế, giáo dục y tế, quốc phòng và môi trường,... Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU - Quy mô: EU là tổ chức khu vực có quy mô lớn về số thành viên, diện tích và số dân và vẫn đang có xu hướng tiếp tục mở rộng. - Mục tiêu: + EU xác định xây dựng một khu vực hoà bình, tự do, phát triển bền vững và chuyển đổi kĩ thuật số. + EU cũng tăng cường vai trò của mình trên thế giới, cả về kinh tế và an ninh, hoà bình. - Thể chế hoạt động: + Bốn cơ quan thể chế ra quyết định chính và điều hành EU là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Nghị viện châu Âu. + Các cơ quan này có chức năng riêng biệt, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU. |
------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác