Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế

Soạn mới Giáo án địa lí 11 KNTT bài Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  • Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  • Sưu tầm và hệ thống hoá được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hoá, khu vực hoá.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ để nghiên cứu; nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê; xây dựng được bằng thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu); khai thác internet phục vụ môn học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin để cập nhật về quá trình toàn cầu hoả và khu vực hoá kinh tế).
  1. Phẩm chất
  • Hiểu được ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá và ý nghĩa của khu vực hoá để tận dụng mặt tích cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hạn chế mặt tiêu cực của hai quá trình này,
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh thể hiện quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
  • Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
  • Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:

https://data.worldbank.org

https://trungtamwto.vn

http://hoinhapkinhte.gov.vn,...

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS xác định được vấn đề đặt ra trong bài học.

- HS có hứng thú tìm hiểu về quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”

- Cách chơi:

+ Chia lớp thành 4 đội, thực hiện một nhiệm vụ: HS kể tên các sản phẩm có sự tham gia sản xuất, phân phối và tiêu dùng của nhiều nước (ví dụ như đồ dùng học tập, đồ dùng ở nhà,...

+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:  Toàn cầu hoá và khu vực hoa kinh tế là đặc trưng và xu hướng phổ biến trên thế giới, thu hút sự tham gia của rất nhiều nên kinh tế. Vậy toàn cầu hoa và khu vực hoa kinh tế là gì? Quá trình này có ảnh hưởng như thế nào đến nên kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nổi riêng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Toàn cầu hoá kinh tế

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế; ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
  2. Sản phẩm học tập: các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế; ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học.... Trong đó, toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới.

 - GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục I, hãy trình bày biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

- GV chia bảng thành 2 cột, hệ quả tích cực, hệ quả tiêu cực và yêu cầu:

·        HS hãy chọn ra 3 điểm về hệ quả tích cực, hệ quả tiêu cực

·        HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút).

·        Đại diện các cặp đôi trình bày về 3 điểm đã lựa chọn.

- GV yêu cầu dựa trên yêu cầu của buổi trước, các nhóm HS trình bày các ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đến một nước cụ thể tham gia vào quá trình này. (khuyến khích HS trình bày ý kiến và minh hoạ bằng tranh ảnh, số liệu cụ thể.)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của toàn cầu hoá.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1: Toàn câu hoá kinh tế

Biểu hiện:

+ Các dòng hàng hoá – dịch vụ vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Hệ quả:

+ Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và trí thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

Ảnh hưởng:

+ Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,..

+ Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ...) cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước gây ra các vấn đề môi trường, rác thải, đặc biệt rác thải nhựa.

 

Hoạt động 2: Khu vực hoá kinh tế

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế.

- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  2. Sản phẩm học tập: biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm; các nhóm đọc thông tin mục II để hoàn thành một phần phiếu học tập.

+ Nhóm tìm hiểu về biểu hiện của khu vực hoá

+ Nhóm tìm hiểu về hệ quả của khu vực hoá

+ Nhóm tìm hiểu về ý nghĩa của khu vực hoá

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

Biểu hiện

Hệ quả

Ý nghĩa

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc: biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của khu vực hoá kinh tế.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Khu vực hoá kinh tế

(bảng bên dưới)

 

Biểu hiện

Hệ quả

Ý nghĩa

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới.

- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển.

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trưởng ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đại hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực.

- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng..) đối với những nước bên ngoài khu vực

- Khu vực hoá kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế khu vực so với các khu vực khác trên thế giới. Đồng thời, khu vực hoá kinh tế còn làm tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được các lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Khu vực hoá kinh tế bổ sung cho toàn cầu hoá kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 kết nối mới, soạn giáo án địa lí 11 kết nối bài Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế, giáo án địa lí 11 kết nối

Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay