Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NHẬT BẢN
BÀI 23: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI NHẬT BẢN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
+ https://www.japantimes.co.jp/
+ https://www.un.org/development/desa/pd/
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về Nhật Bản với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề đất nước Nhật Bản.
- GV yêu cầu HS dựa vào sự kiến thức cá nhân nêu hiểu biết về đất nước Nhật Bản.
- Câu trả lời ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.
- Câu trả lời của HS những hiểu biết về đất nước Nhật Bản
Nhiệm vụ 1: Trò chơi: Ô chữ bí mật.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề đất nước Nhật Bản.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.
+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
Câu 1 (6 chữ cái): Quốc phục của đất nước Nhật Bản có tên gọi là gì?
Câu 2 (5 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến món ăn nổi tiếng nào?
Câu 3 (6 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi nhắc đến nét nghệ thuật nào trong văn hóa Nhật?
Câu 4 (4 chữ cái): Thủ đô của Nhật Bản có tên gọi là gì?
Câu 5 (4 chữ cái): Đây là tên gọi của hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản?
Câu 6 (9 chữ cái): Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Nagasaki và …..
Câu 7 (7 chữ cái): Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là gì?
Ô chữ chủ đề: Là một quốc gia nằm ở phía đông Châu Á, còn có tên gọi đặc biệt là “Xứ sở Phù Tang”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 7 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu 1: Kimono.
Câu 2: Sushi.
Câu 3: Trà đạo.
Câu 4: Tokyo.
Câu 5: Biwa.
Câu 6: Hiroshima.
Câu 7: Động đất.
Ô chữ chủ đề: Nhật Bản.
Ô CHỮ BÍ MẬT
| K | I | M | O | N | O |
| |||||||||||||||
| S | U | S | H | I |
| ||||||||||||||||
| T | R | A | D | A | O |
| |||||||||||||||
| T | O | K | Y | O | |||||||||||||||||
| B | I | W | A |
| |||||||||||||||||
H | I | R | O | S | H | I | M | A |
| |||||||||||||
| Đ | O | N | G | D | A | T |
| ||||||||||||||
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về đất nước Nhật Bản.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về đất nước Nhật Bản
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhật Bản còn được biết đến với những tên gọi như “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”, “xứ Phù Tang”. Nhật Bản điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Đồng thời đây là một quốc gia nổi tiếng với nếp sống tối giản và con người đều mang tính kỉ luật và cần mẫn.
Núi Phú Sĩ Hoa anh đào
Tinh thần võ sĩ Samurai Setsubun lễ hội lớn của Nhật Bản
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Nhật Bản là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi như nhiều nước khác nhưng dân cư và xã hội có nhiều nét nổi bật, đặc sắc. Những điều kiện đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản.
Hoạt động 1: Vị trí đia lí
- Xác định được vị trí của Nhật Bản và các quốc gia, các biển và đại dương tiếp giáp với Nhật Bản trên bản đồ.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ để xác định được vị trí địa lí của Nhật Bản.
+ Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản.
+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 30.1 và thực hiện nhiệm vụ (đính kèm phía dưới Hoạt động 1): + Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản. + Xác định được các quốc gia, các biển và đại dương tiếp giáp với Nhật Bản - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr. 114 và trả lời câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, có liên quan đến vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản (Đính kèm phí dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu phạm vi lãnh thổ vị trí địa lí; phân tích khó khăn, thuận lợi của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Diện tích lãnh thổ của Nhật Bản hiện nay đứng vị trí 61 trên thế giới. Với hình dáng lãnh thổ giống như con cá ngựa 4 mặt đều giáp biển khác biệt hoàn toàn với các quốc gia khác. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Vị trí địa lí - Đặc điểm vị trí: + Là một quốc đảo, nằm ở phía Đông châu Á. + Lãnh thổ bao gồm hàng nghìn đảo tróng đó có bốn đảo lớn nhất: · Đảo Hô – cai – đô. · Đảo Hôn – su. · Đảo Xi – cô – ư. · Đảo Kiu – xiu + Tiếp giáp: · Phía đông và phía Nam: tiếp giáp Thái Bình Dương. · Phía tây: giáp biển Nhật Bản. · Phía bắc: giáp biển Ô – khốt. + Nhật Bản nằm gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. - Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội: + Thuận lợi: · Phát triển giao thương quốc tế. · Phát triển kinh tế có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng. · Phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Khó khăn: · Tác động của nhiều thiên tai. → Ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. | ||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NHẬT BẢN
Vị trí của Nhật Bản (màu xanh) Ví trí bốn đảo lớn của Nhật Bản Đảo Hon – shu Đảo Hokkaido – điều thần kỳ ở Nhật Bản Đảo Kyushu Đảo Shikoku |
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Trình bày được đặc điểm của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Nhật Bản.
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
- Đọc được bản đồ tự nhiên Nhật Bản và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 23.1, thông tin mục II SGK tr.116 - 117 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1, 3: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình và đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản + Nhóm 2, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khí hậu và sông, hồ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản + Nhóm 3, 5: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sinh vật, khoáng sản và biển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NHẬT BẢN
- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV yêu cầu mở rộng, yêu cầu HS liên hệ thực tế bản thân và trả lời câu hỏi: Ảnh hưởng của động đất và sóng thần đến đời sống và hoạt dộng sản xuất của Nhật Bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời kết quả câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không đa dạng và phong phú bằng các nước trong Châu Á đồng thời chịu nhiều thiên tai ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng bằng sự quyết tâm, áp dụng những phát minh trí tuệ nhân tạo mà Nhật Bản vẫn là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NHẬT BẢN
Sông Si – na – nô Hồ Biwa
Hồ Okama Hồ Ku – sa - rô Suối nước nóng Bép – pu Nghề đánh cá ngừ của Nhật Bản Khí hậu Nhật Bản phân hóa đa dạng Tắm Onsen – loại hình du lịch Nhật Bản |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác