Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: KINH TẾ NHẬT BẢN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
+ Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản.
+ Nhận xét, phân tích được các bảng số liệu thống kê (GDP và tốc độ tăng GDP; sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, lầm nghiệp); biểu đồ (trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ).
+ https://www.fao.org/home/en/
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về kinh tế Nhật Bản.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.
- Câu trả lời của HS về trò chơi: Ai nhanh hơn.
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn – trả lời các câu hỏi liên quan đến một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ có “1 phút vàng” tiếp sức lên bảng ghi tên các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản
+ Mỗi một tên thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản sẽ được cộng 10 điểm. Cuối trò chơi đội nào tìm được nhiều nhất sẽ được thưởng phần quà bí mật.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và gợi ý một số thương hiệu, sản phẩm nổi bật: Nhật Bản được biết đến với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không kém các cường quốc như Hoa Kỳ, Anh… Nhật Bản là cái nôi xuất khẩu ra nhiều thương hiệu nổi tiếng và ngày nay những thương hiểu, sản phẩm đó đều phổ biến trên thị trường thế giới và nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng.
Thương hiệu quần áo Uniqlo nổi tiếng MUJI nổi tiếng với sự tối giản
Tập đoàn xe Toyota nổi tiếng Tập đoàn công nghiệp Yamaha
Tập đoàn Sony chuyên sản phẩm điện tử tiêu dùng
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thế kỉ XX chứng kiến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản. Quốc gia này là nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á. Vì sao Nhật Bản duy trì được vị thế cường quốc kinh tế trên thế giới? Các ngành kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển và phân bố như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 24: Kinh tế Nhật Bản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế
- Trình bày và giải thích được quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn.
- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sự phát triển thần kỳ về mặt kinh tế. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 24.1, thông tin trong mục I SGK tr.121 và trả lời câu hỏi: + Đọc thông tin mục I, hãy trình bày quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản và đưa ra nguyên nhân. + Dựa vào bảng 24.1, nhận xét về GDP và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020. (Đính kèm Bảng phía dưới Hoạt động 1) - GV trình chiếu thêm cho HS về hình ảnh liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhómHS trình bày kết quả thảo luận tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản. - GV yêu cầu các 1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là bài học dành cho các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước hiện nay. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tình hình phát triển kinh tế - Qúa trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua các giai đoạn: + Giai đoạn 1955 – 1972: Công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế → Nhật Bản trở thành một nước phát triển. + Giai đoạn 1973 – 1992: Kinh tế trì trệ kéo dài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và “thời kì bong bóng kinh tế”. + Giai đoạn 1922 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao giai đoạn 2002 – 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh… khiến GDP của Nhật Bản xuống thấp. - Cơ cấu kinh tế: + Ngành dịch vụ có tỉ trọng cao nhất, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất. + Nền kinh tế có trình độ cao, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ. - Các thách thức: Dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào tài nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai… | |||||||||||||||||||||||||||
Bảng 24.1. Quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022) HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
Nhật Bản bại trận chịu hậu quả nặng nề sau Một góc thủ đô Tokyo năm 1964 Thế chiến II
Sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp xếp hàng dài trong Nhật Bản trở thành “con rồng Châu Á” hội chợ việc làm trong thời kì “bong bóng kinh tế” |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành kinh tế
- Trình bày được sự phát triển của các ngành kinh tế của Nhật Bản.
- Đọc được bản đồ phân bố công nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, bản đồ phân bố công nghiệp Nhật Bản.
- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê (diện tích và sản lượng một số nông sản, một số chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp); biểu đồ trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản.
- Hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản.
- Hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp Nhật Bản.
- Hãy trình bày sự phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Các ngành kinh tế Nhật Bản đều được chú trọng và phát triển để khẳng định vị thế “con rồng Châu Á” Nhật Bản. - GV chia HS cả lớp thành sáu nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 24.1, Bảng 24.1, 24.2, thông tin mục II.1 SGK tr.123 – 124 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).
+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 24.2, thông tin mục II.2 SGK tr.124 – 125 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp và phân bố một số ngành công nghiệp Nhật Bản (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 2).
+ Nhóm 5, 6: Khai thác Hình 24.2, 24.3, thông tin mục II.3 SGK tr.126 – 127 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Hãy trình bày sự phát triển các ngành dịch vụ của Nhật Bản (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 2)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, video, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Với sự đa dạng của các sản phẩm kinh tế đã tạo điều kiện kinh tế Nhật Bản phát triển và các mặt hàng sản phẩm của các ngành kinh tế Nhật đang được xuất khẩu nhiều ra các thị trường nước ngoài và đem lại thu nhập khủng cho đất nước mặt trời mọc. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | II. Một số ngành kinh tế Kết quả Phiếu học tập số 1, 2, 3 được đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bảng 24.2. Một số nông sản của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022) Bảng 24.2. Một số chỉ số của ngành lâm nghiệp Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc, 2022)
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác