Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI
- Nêu được cách tạo các nét, chấm, màu băng giấy tạo khỗng gian ừong tranh.
- Tạo được bức tranh rừng cây bằng cách xé, dán giấy màu.
- Chỉ ra được cách tạo không gian bằng nét, chấm và giấy màu trong sản phẩm mĩ thuật
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực riêng:
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về xé, dán giấy màu.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng cùa rừng cây trong cuộc sống.
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một số tranh, ảnh về rừng cây các vùng miền.
- SGK.
- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán, kéo thủ công, họa báo, tạp chí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động: Khám phá – khám phá các loại chấm, nét bằng cách xé giấy Mục tiêu: HS quan sát và xét giấy màu thành các loại chấm, nét khác nhau Cách tiến hành: - GV khuyến khích và hướng dẫn HS xé giấy thành những sợi dài (dạng nét) rồi xé sợi dài thành các máu giấy (dạng chấm) khác nhau. - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết các sợi giấy được xé dài có dạng nét, các mẩu giấy ngắn có dạng chấm trong nghệ thuật tạo hình. + Để có sợi dài, em xé bằng cách nào? + Làm thế nào để có được các mẩu giấy gần bằng nhau? + Những sợi và chấm giấy có thể được coi là yếu tố mĩ thuật nào? + Các nét, chấm giấy gợi cho em về những hình ảnh nào trong cuộc sống?... - GV gọi HS đại diện trả lời - GV nhận xét, rút ra kết luận: chấm và nét có thể được tạo bằng cách xé giấy. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng Mục tiêu: Giúp HS biết cách tạo bức tranh rừng cây. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 43), thảo luận để nhận biết cách tạo bức tranh rừng cây từ chấm và nét bằng giấy. - GV đặt câu hỏi: + Có thể tạo nền cho bức tranh bằng cách nào? + Các thân, cành cây được sắp xếp như thế nào để tạo cảm giác rừng có nhiều cây? + Tạo thêm lá cây, hoa, quả bằng cách nào? - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV khuyến khích HS nêu các bước tạo bức tranh rừng cây sau khi thảo luận. - GV đánh giá, nhận xét, kết luận và lưu ý HS: Xé giấy có thể tạo thành chấm và nét. Sắp xếp xen kẽ các chấm, nét bằng giấy có thể tạo được bức tranh về rừng cây. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo Mục tiêu: HS biết cách tạo sản phẩm mĩ thuật rừng cây bằng cách xé, dán giấy Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Em sẽ chọn màu giấy nào để tạo nên cho sản phẩm? Vì sao? + Nét giấy, màu nào em dùng làm thân, cành cây? + Làm thế nào để tạo cảm giác cây này đứng trước cây kia? + Những chấm, màu nào dùng làm lá cây? + Lá cây sẽ có ở đâu trong tranh? + Cây còn có những bộ phận nào ngoài lá? - GV gọi HS trả lời - GV hướng dẫn và hỗ trợ HS lựa chọn, sắp xếp cách dán các nét, chấm bằng giấy theo ý thích. Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về rừng cây rậm rạp. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm (3 đến 4 bài) và chia sẻ cảm nhận về: + Sản phẩm yêu thích. + Nét, chấm, màu sử dụng trong sản phẩm. + Điểm độc đáo của nét, chấm giấy trong sản phẩm. - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhân biết về cách sắp xếp chấm, nét, màu tạo không gian trong sản phẩm: + Em thích sản phẩm nào? Vì sao? + Bài nào có nhiều chấm, nét, màu? + Khu vực nào trong sản phẩm có nhiều kiểu nét, chấm, màu? + Nét, chấm, màu nào cho ta cảm giác rừng cây rậm rạp? - GV gọi HS trả lời Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển Mục tiêu: HS biết được các loại rừng tự nhiên Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: + Em đã từng được đến khu rừng nào? + Em biết rừng cây nào khác với các rừng trong ảnh? + Quan sát cây trong rừng ờ những bức ảnh, em liên tưởng đến các loại nét nào? - GV khuyến khích HS chia sẻ về những hiểu biết về các khu rừng và chỉ ra các loại nét quan sát được trong các hình rừng cây. - GV tóm tắt nội dung bài học: Rừng có rất nhiều loại cây. Mỗi loại cây có hình dáng thân, cành, lá, hoa, quả... khác nhau. Rừng được coi là lá phổi xanh của Trái Đất. - GV nhận xét, tổng kết bài học. | - HS quan sát tranh - HS suy nghĩ câu trả lời - HS nghe hướng dẫn - HS suy nghĩ câu trả lời - HS thực hiện - HS trình bày kết quả - HS nghe nhận xét, đánh giá - HS quan sát tranh - HS suy nghĩ câu trả lời - HS trình bày kết quả - HS nghe nhận xét, đánh giá - HS suy nghĩ câu trả lời - HS suy nghĩ câu trả lời - HS nghe lưu ý của GV. - HS trưng bày sản phẩm - HS quan sát và trả lời - HS lắng nghe |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác