Soạn mới giáo án Mĩ thuật 2 Chân trời Bài 4: Chú hổ trong rừng

Soạn mới Giáo án Mĩ thuật 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Chú hổ trong rừng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4: CHÚ HỔ TRONG RỪNG

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nêu được cách kết hợp các hình cắt, dán giấy màu để tạo hình con vật.

- Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu.

Chỉ ra được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mĩ thuật.

  1. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật.

- Tạo ra hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức bảo vệ động vật quý.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Một số tranh, ảnh hổ được sáng tạo từ cắt, dán giấy và ảnh hổ trong thiên nhiên. Tranh của họa sĩ Henri Roussseau.

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán, kéo thủ công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động: Khám phá – nhận biết đặc điểm tạo hình chú hổ

Mục tiêu: HS quan sát và biết được các hình, màu, vật liệu, cách tạo ra chú hổ.

Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một số hình hổ được tạo ra từ cách cắt, dán giấy màu.

- GV khuyến khích HS chỉ ra các hình, màu tạo ra hổ.

- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết vật liệu, hình, màu và cách tạo hình hổ.

+ Em thấy các chú hổ được tạo ra từ những hình, màu nào?

+ Chú hổ trong hình được tạo ra bằng cách nào?

+ Hình nào được lặp lại trên chú hổ?

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời

- GV bổ sung, chuẩn kiến thức: Hình hổ được làm bằng cách cắt, dán các hình cơ bản từ giấy màu

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng

Mục tiêu: Giúp HS biết cách tạo hình chú hổ.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong (trang 55), thảo luân để nhận biết các tạo hình chú hổ từ giấy màu.

- GV đặt câu hỏi:

+ Chú hổ có những bộ phận gì?

+ Có thể tạo hình chú hổ theo các bước nào?

+ Những hình nào phù hợp để tạo thành hình chú hổ?

+ Các hình nào được lặp lại? Tỉ lệ các hình đó như thế nào?

+ Sử dụng các màu giấy như thế nào để trang trí cho đặc điểm chú hổ được nổi bật?

- GV gọi HS trả lời.

- GV làm mẫu các bước để HS quan sát.

- Khuyến khích HS trình bày lại các tạo hình chú hổ sau thảo luận.

- GV hướng dẫn và thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước thực hiện.

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận và lưu ý HS: Hình cắt từ giấy màu có thể dùng để tạo hình và trang trí chú hổ.

Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo

Mục tiêu: HS biết cách tạo hình chú hổ theo ý thích.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình ảnh chú hổ ngoài thiên nhiên:

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về hình, màu, đặc điểm của hổ?

- GV gọi HS trả lời.

- GV hỗ trợ HS thao tác, tạo hình chú hổ theo ý thích.

- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết các hình, màu cần có và cách cắt giấy tạo hình chú hổ.

+ Em sẽ sử dụng màu nào để tạo hình đầu, thân, chân và đuôi chú hổ?

+ Màu nào trang trí thân chú hổ?

+ Tai chú hổ hình gì? To hay nhỏ so với đâu?

+ Em sẽ trang trí thân hổ bằng những hình gì?

+ Mắt chú hổ em sẽ làm như thế nào?

- GV gọi HS trả lời

- Gv nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá

Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về hình, chấm, nét, màu có trên các chú hổ.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS sắp xếp các chú hổ vào sản phẩm rừng cây rậm rạp của nhóm.

- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS chỉ ra nhũng hình, màu và sự lặp lại trên hình hổ.

+ Em có ấn tượng với chú hổ nào? Vì sao?

+ Chú hổ của em được làm bắng những hình gì?

+ Hình nào trên thân chú hổ được lặp lại nhiều?

+ Hổ thường sống ở đâu?

+ Thức ăn hổ yêu thích là gì?

+ Hổ thân thiện hay nguy hiểm với con người?

+ Hổ được coi là động vật như thế nào?

- GV gọi HS chia sẻ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển

Mục tiêu: HS xem tranh của họa sĩ và học hỏi về hình, màu, không gian của bức tranh.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK (trang 57), tìm kiếm hình chú hổ trong tranh.

- GV đặt câu hỏi:

+ Em có ấn tượng gì về bức tranh cùa hoạ sĩ?

+ Trong tranh, em nhìn thấy mấy chú hổ?

+ Theo em, hình dáng của chú hổ thể hiện trạng thái gì?

+ Tác giả thể hiện cảnh vật ở đâu? Có những hình ảnh gì trong tranh?

+ Màu sắc trong tranh cho em cảm giác gì?

- GV gọi HS trả lời.

- GV chuẩn kiến thức: Hổ được thể hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật. Chúng là loài động vật quý hiếm cấn được bảo tổn và cấm săn bắn.

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Em thích hình chú tắc kè của mình được đặt vào vị trí nào trong sản phẩm rừng cây? Vì sao em chọn vị trí đó?

+ Vị trí em chọn để đặt hình tắc kè dù xa hay gần trong sản phẩm?

+ Tỉ lệ giữa hình tắc kè với cảnh vật xung quanh trong sản phẩm như thế nào?

 - GV gọi HS trả lời.

- GV tóm tắt kiến thức: Chấm, nét, màu… tạo nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng trong tranh.

- GV nhận xét, tổng kết bài học.

- HS quan sát tranh

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS nghe hướng dẫn

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS thực hiện

- HS trình bày kết quả

- HS nghe nhận xét, đánh giá

- HS quan sát tranh

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS trình bày kết quả

- HS nghe nhận xét, đánh giá

- HS quan sát

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS cắt dán tranh mặt biển

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS trưng bày sản phẩm

- HS giới thiệu sản phẩm

- HS thảo luận, trao đổi.

- HS quan sát tranh

- HS lắng nghe và trả lời

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 2 Chân trời Bài 4: Chú hổ trong rừng

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 450k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 500k/cả năm - Powerpoint 650k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Mĩ thuật 2 chân trời sáng tạo, soạn giáo án Mĩ thuật 2 mới CTST bài Chú hổ trong rừng, giáo án soạn mới Mĩ thuật 2 ctst

Soạn mới giáo án mĩ thuật 2 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay