Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../……
Ngày dạy:…../…../…..
- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sỗ liệu, biểu đồ, sơ đổ,..
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Nhận diện, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
- Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc biểu đạt nội dung văn bàn.
- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Những yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần chuyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
- Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:
+ Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
+ Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
+ Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,... trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành Tiếng Việt về tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu đồ trong các văn bản.
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương và thực hiện yêu cầu:
- GV gợi ý: Đối chiếu các hình minh hoạ trong bài với các đoạn thuyết minh bằng lòi trong VB và đưa ra câu trá lời về tác dụng minh hoạ gợi mở của các hình ảnh được sử dụng trong VB Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời:
- Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh.
- Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau.
- Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng hơn.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập 2.
- Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các dạng biểu đồ và cho biết có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác được không? Vì sao?
- GV hướng dẫn: thử đưa ra một số khả năng thay thế(ví dụ thay biểu đồ tròn (hình 3) bằng biểu đồ đường (hình 2) hay biểu đồ cột (hình 1) được không? Có phù hợp với khả năng biểu hiện của biểu đồ không?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời
Bài tập 2:
- Biểu đồ tròn dùng để mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%). Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ cột mô tả sự phát triển của một đối tượng, so sánh tương quan về độ lơn giữa các đại lượng.
- Dạng biểu đồ tròn (hình 3) thường không dùng thay thế cho biểu đồ cột (hình 1) hoặc biểu đồ đường (hình 2) và ngược lại, vì biểu đồ tròn mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%) trong khi hai loại biểu đồ kia không có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng biểu đồ cột để mô tả các số liệu về tỉ lệ giới tính trong biểu đồ tròn (hình 3) như sau:
- Dạng biểu đồ cột (hình 1) và biểu đồ đuờng (hình 2) thường có thể thay thế cho nhau vì cùng có tác dụng mô tả tiến trình phát triển của một đối tượng hoặc so sánh độ lớn giữa các đại lượng. Tuy nhiên, khi cần biểu thị tiến trình phát triển của nhiều đối tượng thì dạng biểu đồ đường sẽ phù hợp hơn.
--------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác