Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…./…
Ngày dạy: …/…/….
( VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)
Môn: Ngữ văn 10 – Lớp:
Số tiết : 12 tiết
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
1.Mức độ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB, phân tích được mối quan hệ và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của VB.
- Xác định được ý nghĩa của VB dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB để nhận biết được mục đích quan điểm của người viết
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong VB nghị luận, nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa xã hội
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này
- BIết yêu lẽ phải và sự thật, biết ơn và quý trọng di sản văn hóa của dân tộc.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bình Ngô đại cáo
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Tinh thần Yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: : Em đã được học lịch sử và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hãy cho cả lớp lắng nghe những hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa.
- GV mở đọan video về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=MyzHSCNf3ic
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm và đặc điểm của thể loại Cáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Hãy trình bày khái niệm về thể loại Cáo + Cáo có đặc điểm gì? + Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào các phần đã đọc trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? + Bố cục bài cáo gồm mấy phần? nêu nội dung từng phần? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Cáo a. Khái niệm Cáo là một thể văn chính luận cổ vừa có chức năng thông báo vừa có chức năng nghị luận về một vấn đề trọng đại liên quan đến đất nước, dân tộc. Cáo thường được viết theo thể văn biền ngẫu, tức là văn xuôi có đối, đọc lên nghe nhịp nhàng, hài hòa, tạo mĩ cảm cao. b. Đặc điểm + Cáo thường được viết bằng thể loại văn xuôi, nhưng thường được viết bằng biền văn, thường có câu dài ngắn không bò gó. Mỗi cặp có hai vế đối nhau. + Cáo là thể loại văn có tính hùng biện, do đó lời lẽ rất đanh thép, lí luận sắc bén kết cấu chặt chẽ và mạch lạc. c. Ý nghĩa nhan đề · Đại cáo: Tên thể loại – bài cáo lớn · Bình: dẹp yên, bình định, ổn định · Ngô: chỉ giặc Minh -> Sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc => Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết 2. Đọc văn bản - Năm 1427 cuộc kháng chiến chống giặc Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình ngô đại cáo. Tác phẩm được ban bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi đầu năm 1428. - Bố cục gồm 4 phần: + Phần 1: Từ đầu đến chứng cớ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa + Phần 2: Tiếp đến ai bảo thần dân chịu được: Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh + Phần 3: Tiếp đến Cũng là chưa thấy xưa nay: Diễn biến của cuộc chiến kể từ luc mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của yêu nước tinh thần sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn + Phần 4: Còn lại: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
|
----------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác