Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
- HS nhận biết được cách thức sử dụng từ Hán Việt và giá trị biểu đạt của từ Hán Việt trong một số ngữ cảnh
- HS biết vận dụng kiến thức về từ Hán Việt để tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả trong các văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định từ Hán Việt và nghĩa của từ Hán Việt.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS lên bảng viết các từ Hán Việt và giải thích
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.
- GV hướng dẫn: nhân nghĩa, điếu phạt, văn hiến, phong tục, độc lập, hào kiệt, thất bại, tiêu vong, chứng cớ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ Hán Việt là một trong những từ ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Việc sử dụng từ Hán Việt có tác dụng tăng hiệu quả giao tiếp. Thế nhưng không phải bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng có thể dùng từ Hán Việt. Vì nó có thể gây phản tác dụng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Thực hành tiếng việt lỗi dùng từ Hán Việt.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời: Khái niệm thế nào là từ Hán Việt? Và được dùng trong trường hợp nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - GV bổ sung: Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, bởi nó có thể làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiêu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. | I. Lý thuyết Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng đê tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. - Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để: + Tạo sắc thái trang trọng, thê hiện thái độ tôn kính. + Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. + Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
|
------------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác