Soạn mới giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng việt bài 8

Soạn mới Giáo án Ngữ văn 10 CTST bài Soạn mới Giáo án Ngữ văn 10 CTST bài Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIÊT   : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được đặc điểm hình thức của bộ phận chêm xem và bộ phận liệt kê trong câu

- HS hiểu đươc chức năng cơ bản của biện pháp chêm xem và biện pháp liệt kê. Nếu chêm xem nhằm giải thích cho đối tượng nào đó trong câu thì liệt kê cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng. Về màu sắc tu từ nếu dùng biện pháp chêm xem người viết có thể tạo nên một tiếng nói khác bên cạnh giọng kể thì sử dụng biện pháp liệt kê, có thể bộc lộc thái độ, cảm xúc, cái nhìn riêng về đối tượng.

- Hs có khả năng vận dụng kiến thức về chêm xem và liệt kê để cấu tạo câu có sử dụng những biện pháp này khi cần thiết phù hợp với mục đích biểu đạt.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định biện pháp chêm xem, biện pháp liệt kê.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học từ THCS.
  4. Sản phẩm: Tìm được biện pháp liệt kê chêm xem trong câu sau:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Đọc câu văn sau và nhận biết biện pháp liệt kê trong câu.

Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nẩy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương.”

          ( Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS lên bảng viết câu văn và chỉ ra thành phần liệt kê trong câu văn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

GV hướng dẫn: gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên là thành phân liệt kê.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong chương trình Tiếng việt cấp THCS, các em đã được học về biện pháp liệt kê. Nhưng để hiểu ý nghĩa của nó thì chưa chắc đã rõ. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thực hành tiếng việt Biện pháp chêm xem, biện pháp liệt kê.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức sách giáo khoa, thảo luận. Chỉ ra khái niệm liệt kê và biện pháp chêm xen là gì? Cho ví dụ minh họa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, chỉ ra các thành phần chêm xem và liệt kê trong câu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

1. Khái niệm

- Biện pháp chêm xen là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm tôi gặp vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

-  Biện pháp liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.

Ví dụ:

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)

--------------------------Còn tiếp---------------------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng việt bài 8

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 10 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 10 mới chân trời bài Thực hành tiếng việt bài 8, giáo án soạn mới ngữ văn 10 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 10 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay