Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực nhận diện các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản và tâc dụng của chúng.
- Có ý thức sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Trong các văn bản 1,2 đã học, em hãy chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng? Theo em, các phương tiện phi ngôn ngữ có tác dụng gì trong văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại các bài văn đã biết và những lỗi sai về dùng từ thường gặp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các văn bản thông tin, bên cạnh kênh chữ còn có các biểu đồ, số liệu, hình ảnh…. gọi chung là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung này.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn (trang 64) và cho biết: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Những yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK theo yêu cầu của GV; sau đó thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần chuyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn. - Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu: + Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết. + Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm. + Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết. + Chú thích cho các hình ảnh, so đồ,... trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
|
---------------------------Còn tiếp----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác