Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2. SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT VÀ LƯU TỆP VỚI TÊN MỚI
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhớ lại thao tác mở tệp và ý nghĩa của việc mở tệp, đó là xem và sửa nội dung tệp. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Nếu muốn mở một tệp văn bản đã có để xem và sửa lại, ví dụ để gõ tiếng Việt có dấu, em sẽ làm như thế nào? - GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung và dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp các em nhớ lại cách mở một tệp đã có. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách lưu tệp với tên mới và soạn thảo văn bản Tiếng Việt qua bài học – Bài 2: Soạn thảo văn bản tiếng Việt và lưu tệp với tên mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Mở tệp văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được thao tác mở tệp đã có để sửa lại nội dung tệp b. Cách thức thực hiện: - GV làm mẫu cho HS quan sát cách mở tệp và sửa nội dung tệp. - GV yêu cầu HS thực hành cá nhân thực hiện lại các thao tác mở tệp theo mẫu. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hành. Hoạt động 2: Lưu tệp với tên mới a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được thao tác lưu văn bản đã được sửa đổi sang một tệp mới và đặt tên cho tệp mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin cách lưu tệp với tên mới theo 3 bước trang 36, 37 SGK và quan sát GV làm mẫu. Để lưu văn bản vào một tệp với tên mới và lựa chọn thư mục lưu tệp này, em thực hiện như sau: Bước 1. Chọn lệnh Save As trên bảng chọn File. Bước 2. Chọn lệnh Browse để mở hộp thoại Save As. Hộp thoại này giống hộp thoại Save As ở Hình 4, Bài 1. Bước 3. Trong hộp thoại Save As, thực hiện lưu tập tương tự như Bài 1, cụ thể như sau: + Ở khung bên trái, tìm đến ổ đĩa, thư mục cần lưu tệp. + Gõ tên tệp mới trong hộp File Name. + Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào lệnh Save để hoàn tất việc lưu tệp. - GV yêu cầu HS thực hành cá nhân thực hiện lại. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hành. Hoạt động 3: Soạn thảo văn bản tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được cách gõ tiếng Việt có dấu. b. Cách thức thực hiện: - GV giới thiệu đồng thời minh họa cách gõ tiếng Việt có dấu bằng kiểu gõ Telex cho HS quan sát. Để gõ được tiếng Việt, cần kích hoạt phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt. Phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt phổ biến là Unikey. Ở chế độ gõ tiếng Việt biểu tượng phần mềm có hình như ở Hình 2. Sử dụng cách gõ chữ và gõ dấu tiếng Việt như ở bảng 1 và bảng 2, em có thể gõ được văn bản tiếng Việt có dấu. Khi gõ tiếng Việt, em gõ chữ trước, gõ dấu sau. Bảng 1. Cách gõ chữ tiếng Việt
Bảng 2. Cách gõ dấu tiếng Việt
- GV yêu cầu HS thực hành cá nhân gõ từ “đọc sách”. - GV gọi một vài HS lên máy GV gõ thử. Cả lớp quan sát, nhận xét. - GV đưa ra một số từ khác và khuyến khích HS lên gõ thử: “Lớp mình đã học chăm chỉ”, … - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hành. - GV gọi một HS đọc nội dung phần ghi nhớ trang 37 SGK
|
- HS lắng nghe câu hỏi và thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời: Bước 1: Chọn lệnh Open trên bảng chọn File. Bước 2: Chọn lệnh Browse. Bước 3: Chọn thư mục chứa tệp cần mở. Bước 4: Chọn tệp cần mở. Bước 5. Chọn lệnh Open. - HS lắng nghe, vào bài mới.
- HS chú ý quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc thông tin và quan sát GV làm mẫu.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS xung phong thực hành.
- HS xung phong thực hành.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác